Hiện nay, với sự phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu về nghiên cứu và nhân lực ngành khí tượng, thủy văn, hai dương đang đứng trước những cơ hội phát triển và hội nhập quốc tế. Vấn đề Biến đổi khí hậu và ứng phó trước tình hình biến đổi khí hậu đã được Chính phủ thông qua và duyệt triển khai với ngân sách lớn nhằm cải tạo điều kiện làm việc và đầu tư nghiên cứu.

Ngành Khí tượng thủy văn là gì?

Ngành khí tượng thủy văn bao gồm hai bộ môn là khí tượng và thủy văn. Trong đó, học khí tượng sẽ được học về những biểu hiện và dự báo khí hậu, thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm,… Còn học thủy văn sẽ học về sự vận động, phân phối và chất lượng của nước trên Trái Đất.

Hình ảnh minh họa các hiện tượng KTTV nghiên cứu

Khí tượng học là khoa học nghiên cứu các quá trình và các hiện tượng của khí quyển. Việc nghiên cứu bao gồm không chỉ vật lý, hóa học và động lực học của khí quyển mà nó còn mở rộng ra và bao gồm cả những hiệu ứng trực tiếp của khí quyển lên bề mặt trái đất, đại dương và cuộc sống nói chung thông qua các yếu tố và hiện tượng khí tượng. Các yếu tố khí tượng bao gồm nhiệt độ, khí áp, độ ẩm, gió, mây, mưa. Chúng luôn biến động theo thời gian và không gian trong mối tương tác lẫn nhau theo những quy luật phức tạp của tự nhiên.

Hình ảnh vệ tinh của một cơn bão đổ bộ vào Việt Nam

Thủy văn học là khoa học nghiên cứu về tính chất, sự chuyển động và phân bố của nước (thể lỏng và thể rắn) trong toàn bộ Trái đất. Nó có quan hệ tương tác về vật lý và hóa học của nước với phần còn lại của Trái đất và quan hệ của nó với sự sống của Trái đất, và như vậy nó bao gồm cả chu trình thủy văn và tài nguyên nước. Ví dụ như: dự báo Lũ lụt, hạn thủy văn, sạt lở bờ sông, xâm nhập mặn, nước dưới đất, ...

Hình ảnh minh họa tình hình ngập lụt trên một lưu vực sông

Sinh viên trong các hoạt động ngoại khóa và chính khóa của khoa

Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học đào tạo các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về chuyên ngành Khí tượng, Tài nguyên và Môi trường nước và Hải dương học. Các kiến thức khoa học chuyên sâu được truyền thụ tới các sinh viên nhằm đào tạo đội ngũ nhân lực nghiên cứu cho tương lai. Không chỉ dừng lại ở mảng nghiên cứu, các sinh viên cũng được trải nghiệm thực tế qua các hoạt động thực tập tại các đơn vị(3 đợt), niên luận và khóa luận tốt nghiệp. Tại đây sinh viên sẽ nắm được những công tác nghiệp vụ hàng ngày về quan trắc, đo đạc, tính toán dự báo, biên tập số liệu và bản tin, cũng như các bước triển khai đề tài, dự án, hay kỹ năng thiết lập mô hình toán mô phỏng và dự báo các hiện tượng thời tiết khí hậu, thủy văn và hải văn....

Khí tượng thủy văn là ngành có vai trò quan trọng trong xu thế phát triển kinh tế xã hội của thế giới nhằm ứng phó với các vấn đề Biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt, hạn hán,…

Để giải đáp thắc mắc của nhiều bạn học sinh muốn theo đuổi ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu ngành khí tượng thủy văn là gì? Học gì? Ra trường làm gì? nhé.

Học ngành khí tượng thủy văn ở đâu, trường nào?

Ở phía Nam chỉ duy nhất có trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM là đào tạo cả 2 chuyên ngành là Khí tượng và ngành Thủy văn.

Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!

Những điều cần biết về cơ hội việc làm ngành điện tử viễn thông

Có nên học ngành Điện tử Viễn thông? Tương lai có tốt không?

Người trẻ chọn nghề: Nên hiểu rõ mình là ai? Biết mình muốn gì? Phải làm như thế nào?

Ngành Khí tượng thủy văn học gì?

Học ngành Khí tượng thủy văn đòi hỏi sinh viên có khả năng chuyên sâu lý luận, điều tra, quản lý mạng lưới, nghiên cứu và dự báo thời tiết, khí hậu, khí tượng nông nghiệp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng. Đây là một nhà khoa học có trình độ cao trong việc phân tích các tình huống thời tiết để thiết lập các dự báo.

Vì vậy khi theo học ngành Khí tượng thủy văn sinh viên được trang bị kiến thức nền tảng và chuyên sâu về khí tượng thủy văn với các môn học tiêu biểu như: Hải lưu, Sóng biển, Thủy triều, Cửa sông, Hóa học biển, Sinh học sinh thái biển, Khai thác dữ liệu; Khí tượng động lực, Khí tượng synop, Dự báo số trị, Khí tượng lớp biên, Khí tượng hàng không, Nhiệt động lực học khí quyển, Khí tượng vật lý, Nguyên lý máy và phương pháp quan trắc khí tượng, Dự báo thời tiết bằng phương pháp số, Khí tượng rada và vệ tinh, Hải dương học và tương tác biển khí quyển,…