Học phí Đại học Duy Tân chương trình phổ thông

Ngành học nên học phải được xem xét hàng đầu là…

Khái niệm “đại học danh giá” gần như đang bị COVID-19 xóa bỏ. Có những trường một thời là niềm ao ước của nhiều thế hệ học sinh. Thi đậu vào những trường đó thật sự khó khăn. Thế nhưng bây giờ, học sinh chỉ cần có một học bạ “đẹp” và có thêm chút ít chứng nhận tiếng Anh là đã có cơ hội được xét tuyển vào những trường danh giá đó mà không nhất thiết phải chờ đến kết quả thi THPT.

Ngay cả khái niệm “ngành danh giá”, “ngành hot” cũng đang mất giá vì COVID-19. Chỉ hơn một năm trước thôi, ngành hàng không là một ngành học cực “hot”, đặc biệt cho các bạn nữ. Nhưng bây giờ, chắc không nhiều người nghĩ đến việc chọn ngành học này dù trường đào tạo có danh tiếng đến bao nhiêu.

Nhiều hãng hàng không, không chỉ ở Việt Nam mà trên cả toàn thế giới, đang rơi vào tình trạng không hoạt động được và phải đối mặt với những hiểm nguy về tài chính, thậm chí là phá sản. Rõ ràng sẽ không còn nhiều bạn học sinh THPT háo hức đăng ký vào ngành học này nữa.

Dịch bệnh dù đang gây bất ổn xã hội, đang làm trì trệ nhiều ngành nghề, tuy nhiên, nó sẽ không thể làm gián đoạn con đường học vấn của các bạn. Các bạn vẫn phải đi tới trên con đường hoàn tất “sự nghiệp” học vấn của mình. Các trường đại học hiện nay đang nỗ lực hết sức để giúp các bạn sống trọn vẹn cuộc đời sinh viên dù có dịch bệnh có tiếp tục diễn ra hay không.

Vấn đề là các bạn chọn ngành học nào nên học?

Đầu tiên phải nói ngay rằng những ngành học đòi hỏi yếu tố thực hành hay tương tác trực tiếp trong giảng dạy sẽ gặp nhiều khó khăn. Làm thế nào để triển khai học tập với các thí nghiệm, kiến tập thực tế nếu như sinh viên cứ thỉnh thoảng lại phải nghỉ ở nhà khi dịch bệnh tái bùng phát? Các ngành Dầu khí, Tàu thủy, Hóa học, Thực phẩm, Sinh học, Nhiệt động học,… sẽ gặp không ít khó khăn trong giai đoạn này. Dĩ nhiên, về lâu dài, những ngành học này vẫn luôn cần cho xã hội và rồi sẽ lại thu hút sinh viên.

Kế đến, ngành học nào nên học để công việc và nghề nghiệp sau này không bị gián đoạn mỗi khi có biến động như dịch bệnh tái diễn? Thời gian gần đây, một ngành rất cần thiết cho phát triển xã hội, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển nhanh như Việt Nam, là ngành Xây dựng cũng vì dịch bệnh mà bị tê liệt ở nhiều địa phương trong cả nước. Rất nhiều nhà thầu khốn đốn khi “chôn vốn” vào công trình; công nhân thất nghiệp; thiết bị, máy móc đắp chiếu; công trình dỡ dang;… vì giãn cách xã hội.

Những ngành gắn liền với nhu cầu thiết yếu của con người, như nấu nướng, chế biến thực phẩm, nhà hàng và buôn bán thức ăn… cũng bị gián đoạn. Rất nhiều quán ăn, nhà hàng,… đã phải đóng cửa, nhiều cơ sở kinh doanh trong ngành đã phải chuyển qua các hình thức bán hàng qua mạng, giao hàng tận nhà,…

Sau hết, cần xem xét ngành nào luôn là cần thiết cho xã hội dù xã hội có gặp phải rủi ro hay biến động thế nào? Tất nhiên đó sẽ là những ngành liên quan đến các nhu cầu cơ bản của con người. Đấy là nhu cầu ăn, mặc,…, và sau các nhu cầu cấp thiết đó sẽ là nhu cầu học tập. Ngành dịch vụ ăn, uống dù dịch bệnh xảy ra có làm gián đoạn, nhưng rồi bằng cách này hay cách khác, nó vẫn sẽ tồn tại để duy trì sự sống của xã hội.

Tiếp đó; con trẻ, thanh thiếu niên, và thậm chí người lớn vẫn có nhu cầu tiếp thu kiến thức, được học tập và phát triển dù dịch bệnh có diễn biến phức tạp đến nhường nào. Nhiều nước gần đây đã quan tâm đến vấn đề làm thế nào để giảm thiểu “stress” hay trầm cảm cho một lượng lớn học sinh và sinh viên không thể đến trường do dịch bệnh. Cách giải quyết ở đây không có nghĩa là cho đông đảo học sinh, sinh viên đi học ngay lại mà quan trọng là hình thức và hình thái dạy và học cần thay đổi ra sao để đáp ứng với tình hình mới.

Sau cùng; nếu dịch bệnh càng diễn biến phức tạp thì nhu cầu về an toàn sức khỏe cho con người và an ninh trật tự cho xã hội sẽ càng cao hơn. Sẽ cần nhiều hơn nữa những y bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng viên, công an,… để “ra tuyến đầu”. Nghịch lý ở đây là những ngành học kể trên đòi hỏi nhiều yếu tố thực hành và thực tế nên việc triển khai giảng dạy cũng không phải là dễ trong điều kiện hiện dịch bệnh, đối với nhiều cơ sở giáo dục.

Từ thực tế nêu trên; xin liệt kê ra dưới đây những ngành nghề nên chọn trong điều kiện dịch bệnh cũng như cho một môi trường có thể có nhiều biến động hơn trong tương lai do những hệ quả mà dịch bệnh gây ra. Một số những ngành học nên học được liệt kê dưới đây có thể không trực tiếp thuộc các nhu cầu cơ bản của con người như đã nêu, nhưng lại có ý nghĩa phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho những nhu cầu đó trong điều kiện xã hội hiện đại:

Từ những chia sẻ trên; chúng ta có thể thấy rằng tuy xã hội liên tục thay đổi nhưng khi được hỏi đến “ngành học nên học nhất hiện nay là gì?” thì những ngành như Y khoa, Công nghệ thông tin, Du lịch,… luôn là sự lựa chọn hàng đầu. Chính vì lẽ đó; trường ĐH Duy Tân luôn không ngừng phát triển, đổi mới để giúp các bạn sinh viên có một môi trường học tập tốt nhất.

Trường Đại học Duy Tân là trường đại học tư thục đầu tiên tại miền Trung Việt Nam, được thành lập năm 1994, trụ sở tại Đà Nẵng. Trường có mặt trong một số bảng xếp hạng đại học như: QS Rankings, CWUR, URAP, Nature Index, ShanghaiRanking Consultancy… Trường có nhiều chương trình đào tạo với nhiều mức học phí khác nhau.

Theo đề án tuyển sinh, Học phí Đại học Duy Tân 2023 như sau:

Học phí Đại học Duy Tân dự kiến tăng theo lộ trình nhưng không quá 15%/năm.

Học phí ĐH Duy Tân 2022 như sau:

Học phí ĐH Duy Tân năm 2019 – 2020

Năm học 2019-2020 học phí ĐH Duy Tân dự kiến như sau:

Xem thêm các bài viết học phí khác:

Theo danh sách ứng viên được Hội đồng giáo sư ngành, liên ngành đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quang Hưng, sinh ngày 24/07/1980 là ứng viên xét công nhận chức danh giáo sư duy nhất năm 2024 của Trường Đại học Duy Tân vượt qua vòng hội đồng giáo sư ngành, liên ngành.

Thầy Hưng quê ở phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quang Hưng hiện đang giữ chức vụ là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Cơ bản và Ứng dụng, Trường Đại học Duy Tân.

Theo bản đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư năm 2024, thầy Nguyễn Quang Hưng tốt nghiệp cử nhân ngành Vật lý, chuyên ngành Công nghệ hạt nhân tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2003.

Năm 2006, thầy tốt nghiệp thạc sĩ ngành Vật lý, chuyên ngành Vật lý hạt nhân tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Năm 2010, thầy nhận bằng tiến sĩ ngành Vật lý, chuyên ngành Vật lý lý thuyết và Vật lý toán tại Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Quá trình công tác của ứng viên giáo sư duy nhất năm 2024 làm việc ở Trường Đại học Duy Tân như sau:

Từ 10/2005 đến 10/2009, thầy Hưng là nghiên cứu viên tại Trung tâm Vật lý lý thuyết, Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Từ 11/2009 đến 1/2011, thầy chuyển sang làm nghiên cứu viên tại Trung tâm Vật lý hạt nhân, Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Từ 2/2011 đến 11/2015, thầy là giảng viên tại Trường Đại học Tân Tạo.

Từ 11/2015 đến 9/2017, thầy Hưng là cán bộ nghiên cứu kiêm giảng viên tại Trường Đại học Duy Tân.

Từ 9/2017 đến 2/2022, thầy Nguyễn Quang Hưng là cán bộ nghiên cứu kiêm giảng viên, đồng thời là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Cơ bản và Ứng dụng, Trường Đại học Duy Tân.

Từ 2/2022 đến 7/2022, thầy là cán bộ nghiên cứu kiêm giảng viên, giữ chức Phó Viện trưởng thường trực Viện Nghiên cứu Khoa học Cơ bản và Ứng dụng, Trường Đại học Duy Tân.

Từ 7/2022 đến nay, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quang Hưng là cán bộ nghiên cứu kiêm giảng viên, đồng thời giữ chức Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Cơ bản và Ứng dụng, Trường Đại học Duy Tân.

Như vậy, chỉ trong thời gian từ tháng 2/2022-7/2022, các chức vụ của thầy Hưng có sự thay đổi khá lớn từ Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Cơ bản và Ứng dụng xuống Phó Viện trưởng thường trực Viện Nghiên cứu Khoa học Cơ bản và Ứng dụng rồi lại lên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Cơ bản và Ứng dụng, Trường Đại học Duy Tân.

Thông tin này cũng khiến nhiều độc giả băn khoăn về vị trí công tác của ứng viên giáo sư này tại sao lại có sự thay đổi chóng vánh như vậy. Để làm rõ thông tin về vị trí công tác, phóng viên đã liên hệ Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quang Hưng.

Lý giải về vấn đề này, thầy Hưng cho biết: "Các thông tin ứng viên kê khai trong bản đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư năm 2024 là hoàn toàn chính xác. Từ 2/2022 đến 7/2022, do có một số thay đổi về mặt nhân sự, tôi đã đảm nhiệm vai trò Phó Viện trưởng thường trực Viện Nghiên cứu Khoa học Cơ bản và Ứng dụng, Trường Đại học Duy Tân. Kể từ 7/2022 đến nay, tôi giữ chức vụ Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Cơ bản và Ứng dụng, Trường Đại học Duy Tân".

Đặc biệt, thầy Hưng đã có hơn 13 năm thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng trình độ đại học trở lên, đồng thời là thành viên Hội đồng khoa học ngành Vật lý của Quỹ Nafosted từ năm 2017 đến nay.

Trong quá trình nghiên cứu, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quang Hưng đã hoàn thành 4 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước; xuất bản thành công 1 cuốn sách chuyên khảo được sử dụng làm tài liệu phục vụ đào tạo tại Trường Đại học Duy Tân và hướng dẫn 2 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ.

Ngoài ra, ứng viên giáo sư ngành Vật lý đã công bố tổng cộng 96 bài báo khoa học. Trong đó, số bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín mà ứng viên là tác giả chính sau phó giáo sư là 35 bài.

Trong nghiên cứu khoa học, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quang Hưng tập trung vào các hướng nghiên cứu sau: Hiện tượng kết cặp trong hạt nhân tại nhiệt độ bằng không, nhiệt độ và moment góc khác không; các thăng giáng lượng tử và nhiệt động trong các hệ hữu hạn; cộng hưởng lưỡng cực pygmy và cộng hưởng lưỡng cực khổng lồ trong các hạt nhân bị kích thích; mật độ mức và hàm lực bức xạ của hạt nhân; phản ứng hạt nhân năng lượng thấp; ứng dụng các hệ phổ kế hạt nhân (hệ phổ kế huỷ positron, nhiễu xạ neutron, máy gia tốc electron, máy gia tốc ion nặng,…) trong nghiên cứu sự thay đổi cấu trúc và sai hỏng của các vật liệu nano; định tuổi kiến trúc cổ bằng phương pháp nhiệt phát quang kết hợp với các kỹ thuật hạt nhân.

Bên cạnh đó, trong quá trình công tác, thầy Hưng đã xuất sắc nhận được Giải thưởng nghiên cứu trẻ do Hội Vật lý lý thuyết Việt Nam trao tặng vào năm 2012.

Đồng thời, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quang Hưng đã tham gia chủ trì 2 chương trình đào tạo, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ được đưa vào áp dụng thực tế tại Trường Đại học Duy Tân.

Trong bản đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư năm 2024, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quang Hưng cho biết: “Là một giảng viên và nhà nghiên cứu, tôi luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và thực hiện đầy đủ các công việc theo đúng tiêu chuẩn và trách nhiệm của một nhà giáo. Tôi nỗ lực truyền đạt kiến thức cho sinh viên và góp phần thúc đẩy hoạt động nghiên cứu trong môi trường giáo dục, đảm bảo mọi hoạt động đều đạt chất lượng cao.

Trong vai trò là viện trưởng của một viện nghiên cứu trực thuộc trường, tôi không ngừng nỗ lực xây dựng và phát triển viện trở thành một đơn vị nghiên cứu mạnh, đóng góp cho thành tích nghiên cứu cũng như công tác đào tạo sau đại học của nhà trường.

Ngoài ra, từ năm 2017 đến nay, với tư cách là thành viên Hội đồng khoa học ngành Vật lý của Quỹ Nafosted, tôi luôn coi đây là nhiệm vụ quan trọng và trách nhiệm cao cả, thể hiện tinh thần cống hiến của một nhà khoa học đối với sự phát triển của nền khoa học công nghệ nước nhà”.

Theo kế hoạch, từ ngày 21/10 đến 31/10, Hội đồng Giáo sư Nhà nước sẽ họp xét công nhận các ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024.