Công Ty Cổ Phần Phát Triển Quốc Tế Việt Thắng VTC

Management Analyst (Chuyên gia chuyên phân tích quản lý)

Management Analyst chính là những chuyên gia tư vấn các giải pháp trong việc quản lý hiệu quả cho bất kỳ doanh nghiệp. Họ sẽ giúp cho các nhà quản lý phân tích các hoạt động và vấn đề đang gặp phải trong doanh nghiệp. Từ đó, họ có thể đề xuất cũng như đưa ra các phương án cắt giảm các chi phí hoạt động không cần thiết nhằm tăng hiệu suất kinh doanh cho tổ chức, công ty.

Các nghiệp vụ chính của Business Analyst

Nghề BA gồm nhiều nghiệp vụ chuyên môn, trong đó ba chuyên môn chính là:

Yêu cầu về kỹ năng của Business Analyst

Các Business Analyst cần có kiến thức về kinh doanh, quản trị và công nghệ thông tin. Có thể một BA không thành thạo và chuyên sâu ở trong một lĩnh vực, nhưng họ phải nắm bắt được các kỹ năng liên quan ở một mức độ nhất định. BA cũng cần có nền tảng cơ bản về công nghệ phần mềm, hiểu được các thuật ngữ cũng như hoạt động trong lĩnh vực này.

Triển vọng và mức lương nghề Business Analyst

Tùy theo những kinh nghiệm, mức lương nghề của một Business Analyst (BA) tại Việt Nam nằm trong khoảng từ 8 triệu đến trên 50 triệu VNĐ/tháng.

Mức lương này thường sẽ dao động tùy vào bằng cấp, kinh nghiệm của nhân sự, ngành nghề, quy mô, mô hình hoạt động của doanh nghiệp… Nghề BA có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố kinh doanh, công nghệ, quản trị, phù hợp với những người hiểu biết rộng, năng động, không ngại cập nhật kiến thức mới.

Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ dành sự quan tâm đặc biệt đối với nghề Business Analyst. Với những thông tin trên, bạn đọc chắc chắn đã nắm được Business Analyst là gì, công việc, yêu cầu cũng như triển vọng của nghề BA để ứng tuyển hoặc để tìm kiếm được các ứng viên phù hợp cho doanh nghiệp.

Lượng hàng Thái Lan bày bán tại những hội chợ Việt Nam "bay veo" chỉ trong ngày đầu khai mạc... chứng tỏ sức hút của hàng Thái rất lớn với thị trường Việt Nam, chưa kể sự hiện diện của hàng Thái tại các cửa hàng, siêu thị ở Việt Nam. Nhưng ngược lại, sản phẩm Việt Nam chưa có lực hút với người tiêu dùng Thái Lan. Vậy doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để "lội ngược dòng" xu hướng này?

Con số của Bộ Công Thương đưa ra thấy rõ, dù Thái Lan chiếm 30% kim ngạch thương mại Việt Nam – ASEAN và 4% thương mại Việt Nam với thế giới, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan mới đạt 4,8 tỷ USD năm 2017 và dự kiến đạt 5,7 tỷ USD năm 2018, song mới chỉ chiếm 2,2% thị phần nhập khẩu của Thái Lan - con số này được Bộ Công Thương đánh giá là tương đối thấp.

Theo Bộ Công Thương, Việt Nam được Thái Lan coi là thị trường rất quan trọng trong khu vực ASEAN bởi chúng ta có những thuận lợi nhất định khi tiến hành giao dịch thương mại với Thái Lan. Đó là sự gần gũi về địa lý cũng như nét tương đồng về văn hoá. Chính vậy, thời gian gần đây rất nhiều tập đoàn bán lẻ của Thái Lan đã đầu tư vào Việt Nam, như mua lại Metro, BigC Việt Nam, Nguyễn Kim, hay các hãng phân phối lớn của Việt Nam đã có sự góp mặt các tập đoàn lớn Thái Lan.

Đặc biệt, Việt Nam được coi là thị trường nối dài của Thái Lan trong ASEAN. Nhiều tập đoàn Thái Lan mua lại doanh nghiệp Việt Nam có những sản phẩm tương đồng nhằm tạo ra cơ sở sản xuất với mục tiêu giảm giá thành cũng như thuận lợi thâm nhập thị trường, tận dụng những ưu đãi để chiếm lĩnh thị trường Việt Nam.

Trong khi đó, theo ông Nguyễn Đương Kiên, Phó Phòng Đông Nam Á và hợp tác khu vực, Vụ châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương, thì  Việt Nam hầu như không có hãng nào, doanh nghiệp nào thâm nhập vào thị trường bán lẻ của Thái Lan như Thái Lan thâm nhập vào Việt Nam. Đây là một trong những thách thức khi hàng hoá của Việt Nam khi sang thị trường Thái Lan. Chúng ta không có thương hiệu Việt Nam với nghĩa như nhà bảo trợ để đưa hàng hoá vào hệ thống bán lẻ Thái Lan.

Nguyên nhân, theo ông Kiên, là vẫn còn có tâm lý e dè, chưa mạnh dạn khi xuất khẩu sang Thái Lan vì nhiều doanh nghiệp cho rằng, mình có sản phẩm thì họ cũng có, và giá thành cũng như chất lượng của họ cạnh tranh hơn chúng ta.

Bên cạnh đó, việc thúc đẩy giao thương với Thái Lan chưa nhiều. Chủ yếu người Việt đi du lịch sang Thái Lan, còn sang để tìm kiếm cơ hội giao thương thực sự chưa nhiều. Chính điều này mà nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan có nhiều lợi thế nhưng thị phần còn thấp. Đơn cử mặt hàng săm lốp của Việt Nam mới chiếm 5%, thuỷ sản 7,3%; rau quả 10%, cà phê  thô 86%, cà phê hoà tan 15%; sắt thép 1,4%, dây điện và cáp điện 5,4%; gốm sứ 4,7%...

Theo đánh giá của bà Phạm Thị Ngọc Minh, Cục Nhập khẩu, Bộ Công Thương, tại Thái Lan chúng ta có nhiều thuận lợi. Như ưu đãi thuế quan trong khu vực ASEAN, vị trí địa lý hành lang đông tây di chuyển hàng hoá qua đường biển, cảng Bangkok, hoặc vận dụng tuyến vận tải từ miền Trung – cửa khẩu Lao Bảo Quảng Trị sang vùng Sabalaket của Lào và sang biên giới Thái Lan là có thể vào miền trung Thái Lan... Hoặc tận dụng hàng hoá Việt Nam khi đến Vienchan có thể sang vùng Udon Thani, nằm ở vùng Isan đông bắc của Thái Lan... rất thuận lợi về con đường vận chuyển hàng hoá của Việt Nam.

Lợi thế nữa của thị trường Thái Lan, đó là cộng đồng Việt kiều rất lớn đang sinh sống ở Thái. Theo số liệu thống kê tương đối, có khoảng trên 100 nghìn người Việt sinh sống tại Thái Lan. Còn số liệu của Hiệp hội người Thái gốc Việt, riêng vùng Udon Thani đã trên 300 nghìn người Việt. Sự hiện diện của người Việt ở Thái Lan rất lớn. Và người Việt cũng sở hữu những siêu thị, kênh phân phối để cung cấp cho các chuỗi siêu thị Thái Lan. Đây chính là lợi thế chúng ta tận dụng để đưa hàng Việt Nam vào Thái Lan.

Năm qua, Vụ châu Á, châu Phi đã tổ chức nhiều hội thảo giao thương tại Thái Lan. Điều mà các nhà tổ chức nhận thấy là cộng đồng người Việt ở Thái Lan rất quan trọng, dù đã sinh sống lâu đời 200-300 năm tại Thái, nhưng họ vẫn hướng về quê hương, ưu tiên dùng hàng Việt. Đây chính là cửa ngách để hàng Việt vào Thái.  "Hay như trước kia doanh nghiệp của chúng ta chỉ đến Bangkok thôi và bỏ qua những tỉnh, thành khác của bạn. Giờ chúng ta nên thâm nhập nhiều hơn nữa. Tôi lấy ví dụ, vùng Đông Bắc của chúng ta có thể xuất khẩu sang Lào. Hoặc ta có thể tận dụng hành lang Đông – Tây để xuất khẩu hàng Việt Nam. Những sản phẩm như thủy sản, rau quả, trái cây... rất tiềm năng ở thị trường này. Tôi cho rằng cộng đồng doanh nghiệp nên hết sức quan tâm đến vấn đề đó", ông Kiên nhấn mạnh.

Ông Kiên cho biết, thời gian qua Bộ Công Thương đã thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ và đã có báo cáo tới Chính phủ về những giải pháp nhằm đạt được 20 tỷ USD trong quan hệ Việt Nam – Thái Lan và phát triển theo hướng bền vững. Bền vững ở đây là hướng tới cán cân thương mại cân bằng giữa hai nước. Trong đó những giải pháp trọng tâm là phải đẩy mạnh xuất khẩu, xúc tiến thương mại, thúc đẩy chất lượng sản phẩm, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và phối hợp với các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong việc đàm phán mở cửa thị trường rau quả.

Ngày 20-3, thông tin từ Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết ước tính sơ bộ 3 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã đạt gần 1,25 tỉ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2023.

Đáng chú ý, trong tốp 10 thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam (cập nhật đến hết tháng 2), thị trường Thái Lan tăng trưởng rất cao ở mức 125,9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 28,6 triệu USD, đưa thị phần của Thái Lan tăng từ 2% lên gần 4%.

Nhờ mức tăng trưởng cao, Thái Lan đã vươn lên là thị trường nhập khẩu rau quả số 4 của Việt Nam trong khi chỉ vài năm trước, Thái Lan còn chưa lọt vào tốp 10.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, lý giải sự tăng trưởng đột biến của thị trường Thái Lan nhờ mặt hàng sầu riêng.

Nhãn Việt Nam được bán tại siêu thị Thái Lan - ảnh chụp đầu năm 2024

"Thái Lan rất mạnh về du lịch, khách Trung Quốc đến rất nhiều và họ rất thích ăn sầu riêng. Thế nhưng sầu riêng nội địa Thái Lan chỉ rộ khoảng 4 tháng mỗi năm còn Việt Nam có hàng quanh năm nên họ nhập hàng về để phục vụ du khách. Ngoài ra, Việt Nam còn xuất khẩu một ít thanh long, nhãn và vải thiều khi hết vụ" – ông Nguyên nói.

Thương mại rau quả giữa Việt Nam và Thái Lan đã có sự đổi chiều ngoạn mục. Trước đây, Thái Lan xuất siêu sang Việt Nam với nhiều mặt hàng như: sầu riêng, măng cụt, bòn bon, chôm chôm, dứa,… nhưng nay nước này lại nhập siêu sản phẩm từ Việt Nam.

Vào năm 2014, Thái Lan là nguồn cung rau quả số 1 cho Việt Nam, vượt cả Trung Quốc và duy trì đến năm 2019 với giá trị 464,2 triệu USD. Năm 2023, Việt Nam chỉ còn nhập từ Thái Lan 46,5 triệu USD rau quả từ Thái Lan, chỉ bằng 1/10 so với năm 2019 và rơi xuống vị trí số 9 nguồn cung cấp rau quả cho Việt Nam.