Chính phủ là cơ quan hành pháp cao nhất chịu trách nhiệm trước Quốc hội về điều hành phát triển kinh tế - xã hội. Cánh tay đắc lực của Chính phủ là các bộ, cơ quan ngang bộ. Vậy Bộ, cơ quan ngang bộ là gì? Bộ, cơ quan ngang bộ có vị trí như thế nào? Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang bộ là gì? Để được tư vấn pháp luật một cách nhanh chóng - chính xác nhất, hãy GỌI NGAY tới số điện thoại 0908308123 để được Luật sư giỏi tư vấn MIỄN PHÍ hoặc tìm hiểu các thông tin pháp lý cần thiết qua bài viết dưới đây.

Chức năng, nhiệm vụ của Bộ, cơ quan ngang bộ

Về pháp luật: Bộ, cơ quan ngang bộ ban hành thông tư và các văn bản khác về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó; ban hành thông tư liên tịch với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao để quy định việc phối hợp giữa Bộ với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc thực hiện trình tự, thủ tục tố tụng liên quan đến phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. Bộ, cơ quan ngang bộ kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành có liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

Về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch: Bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm thẩm định về nội dung các báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi các chương trình, dự án, đề án thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ; phê duyệt và quyết định đầu tư các dự án thuộc thẩm quyền của Bộ theo quy định của pháp luật.

Về hợp tác quốc tế: Bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế theo ủy quyền của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác quốc tế, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên trong phạm vi quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực. Bộ, cơ quan ngang bộ tham gia các tổ chức quốc tế theo phân công của Chính phủ; ký kết và tổ chức thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh Bộ theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế để thúc đẩy nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của cơ quan mình.

Về cải cách hành chính: Bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm quyết định phân cấp hoặc ủy quyền cho chính quyền địa phương thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của Bộ; quyết định và tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính, công khai thủ tục hành chính thuộc ngành, lĩnh vực; quyết định phân cấp hoặc ủy quyền cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của Bộ.

Về quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực: Bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật áp dụng trong các lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp công; quy định về đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung ứng dịch vụ sự nghiệp công thuộc lĩnh vực quản lý. Bộ, cơ quan ngang bộ quy định tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ sự nghiệp công; cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng dịch vụ sự nghiệp công, hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quản lý và hướng dẫn việc thực hiện chính sách, pháp luật và hỗ trợ cho các tổ chức thực hiện các hoạt động sự nghiệp dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật.

Về doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế tập thể, tư nhân khác: Bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các quy định đối với ngành, nghề kinh doanh, dịch vụ có điều kiện theo quy định của pháp luật và xử lý vi phạm thuộc thẩm quyền.

Về hội, tổ chức phi Chính phủ: Bộ, cơ quan ngang bộ công nhận ban vận động về thành lập hội, tổ chức phi Chính phủ có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh; có ý kiến bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, đổi tên và phê duyệt điều lệ hội, tổ chức phi Chính phủ theo quy định của pháp luật. Bộ, cơ quan ngang bộ hướng dẫn, tạo điều kiện cho hội, tổ chức phi Chính phủ tham gia các hoạt động trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ và thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về hội thuộc ngành, lĩnh vực quản lý hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Về tổ chức bộ máy, biên chế công chức và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập: Bộ, cơ quan ngang bộ quyết định việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Bộ, cơ quan ngang bộ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của vụ, cục, thanh tra, văn phòng, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ; chi cục, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cục; vụ, cục, văn phòng, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổng cục theo quy định của pháp luật. Bộ, cơ quan ngang bộ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chuyên môn về ngành, lĩnh vực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương. Bộ, cơ quan ngang bộ quản lý vị trí việc làm, cơ cấu công chức theo ngạch, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp, biên chế công chức và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Về cán bộ, công chức, viên chức: Bộ, cơ quan ngang bộ quy định tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thuộc lĩnh vực được giao quản lý sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ; quy định cụ thể tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý của các cơ quan, đơn vị thuộc bộ. Bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện các biện pháp cụ thể để tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc Bộ; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng, quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ. Bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và việc tuyển dụng, sử dụng, điều động, luân chuyển, biệt phái, nghỉ hưu, chế độ tiền lương, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ khác đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc Bộ theo quy định của pháp luật.

Về kiểm tra, thanh tra: Bộ, cơ quan ngang bộ kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; iểm tra, thanh tra các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện pháp luật về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. Bộ, cơ quan ngang bộ giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của tổ chức, cá nhân liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; tổ chức việc tiếp công dân theo quy định của pháp luật.

Về quản lý tài chính, tài sản: Bộ, cơ quan ngang bộ lập dự toán, phân bổ, quản lý và quyết toán ngân sách hàng năm của Bộ; kiểm tra tình hình thực hiện ngân sách thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách thuộc ngành, lĩnh vực. Bộ, cơ quan ngang bộ quản lý và chịu trách nhiệm về tài sản Nhà nước giao theo quy định của pháp luật.

Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã chỉ ra những quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang bộ.

Trường hợp Khách hàng có vấn đề thắc mắc, hãy Liên Hệ Ngay qua số điện thoại 0908308123 với Công ty Luật Hoàng Anh để được hỗ trợ tư vấn pháp luật miễn phí và cung cấp dịch vụ Luật sư phù hợp, được cung cấp bởi những Luật sư UY TÍN - TIN CẬY.

Sự đa dạng trong việc sử dụng thẻ tín dụng ngày càng gia tăng, đồng thời mở ra một loạt các dịch vụ liên quan. Trong tất cả những dịch vụ này, “sang ngang thẻ tín dụng” được xem như một chủ đề mới mẻ, thu hút sự chú ý của nhiều người.

Sang ngang thẻ tín dụng là một hình thức phát hành thêm thẻ tín dụng mới, dựa trên hạn mức tín dụng của thẻ tín dụng có sẵn tại ngân hàng. Đặc biệt người dùng không cần cung cấp hồ sơ chứng minh thu nhập.