Biên dịch hay Phiên dịch đều là các ngành hot với cơ hội việc làm và mức thu nhập cao. Tuy nhiên, vẫn có nhiều bạn trẻ băn khoăn nên chọn làm Biên dịch hay Phiên dịch sau khi ra trường? Có nhiều yếu tố có thể tác động đến quá trình ra quyết định này, chủ yếu dựa trên năng lực và tính cách, đam mê của bạn.
III. Học ngoại ngữ nên chọn theo nghề biên dịch hay phiên dịch?
Rất nhiều bạn trẻ băn khoăn không biết mình nên chọn theo nghề biên dịch hay phiên dịch. Trên thực tế, cả 2 nghề này đều có những ưu và nhược điểm trên. Nghề phiên dịch thường đỏi hỏi khả năng ngoại ngữ tốt hơn, do vậy, lựa chọn của bạn phải phù hợp với trình độ ngôn ngữ thực tế của bạn. Nếu bạn không quá xuất sắc trong khả năng Nghe và Nói thì có thể nghề biên dịch sẽ hợp lý hơn. Bên cạnh đó, khi lựa chọn nghề biên dịch hay phiên dịch bạn cũng phải cân nhắc đến vấn đề tính cách và sở thích. Nếu bạn hướng nội và ngại giao tiếp thì nghề phiên dịch sẽ có thể khiến bạn bị quá tải. Cũng có trường hợp những người rất giỏi ngoại ngữ nhưng chọn trở thành Biên dịch viên vì họ thích môi trường yên tĩnh hoặc thích dịch sách, dịch báo chí,...
Đọc thêm: Giỏi ngoại ngữ nên làm gì để có thu nhập tốt?
Ngày nay, rất nhiều người làm Biên dịch viên cũng đồng thời làm Phiên dịch viên trong một số trường hợp cụ thể và ngược lại. Nhìn chung việc phân chia rạch ròi hai công việc này đôi khi không thực sự cần thiết. Các doanh nghiệp chủ yếu là tuyển Biên - Phiên dịch, do đó bạn cũng không nên băn khoăn quá nhiều.
Dù bạn quyết định trở thành một Biên dịch viên hay Phiên dịch viên thì trước đó bạn cần tập trung vào rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ, tìm hiểu về phong tục, tập quán, văn hóa của quốc gia nói ngôn ngữ đó, duy trì sự tập trung cao độ để có sự nghiêm túc và chuyên nghiệp. Một số chứng chỉ tiếng Anh như IELTS hay các chương trình đào tạo biên, phiên dịch nâng cao cũng sẽ hữu ích cho sự phát triển nghề nghiệp của bạn. Cùng với đó, bạn cũng nên tìm hiểu những ngôi trường nào đào tạo biên, phiên dịch tốt, dễ xin việc để cân nhắc lựa chọn sao cho phù hợp nhất.
Địa chỉ: Tổ 31 khu 5, Phường Vĩnh Niệm, Quận Lê Chân, Hải Phòng
3500+ Mẫu CV với thiết kế đẹp, chuẩn theo từng ngành nghề
Chọn ngôn ngữ Tiếng Việt Tiếng Hàn Tiếng Nhật Tiếng Trung Tiếng Anh Tất cả ngành nghề IT SEO Website Marketing Kế toán Hành chính nhân sự Kinh doanh Công Nghệ Thực Phẩm Hàng Không Xây dựng Cơ khí Vận Chuyển Giao Nhận Developers Tổ Chức Sự Kiện An Toàn Lao Động Truyền Thông Điện - điện tử Xuất nhập khẩu Biên phiên dịch Kiến trúc nội thất Bất động sản Sinh viên mới ra trường Nhân viên bán hàng Quản trị kinh doanh Thư ký - trợ lý Tư vấn viên Chăm sóc khách hàng Tiếp thị quảng cáo Y tế dược Thu Ngân Việc Làm Bán Thời Gian Thương mại điện tử Luật pháp lý Thiết bị vật tư Giao thông vận tải Quản lý điều hành Phát triển thị trường Vận hành sản xuất Nhập liệu Thẩm định giám định Du lịch Nhà hàng khách sạn Chăn nuôi thú y Thủy Sản Báo chí - Truyền hình Bưu chính viễn thông Điện tử viễn thông Hành chính văn phòng It - Phần Cứng - Mạng Kỹ Thuật Thiết Kế - Mỹ Thuật Bảo Hiểm Bảo Vệ Dệt May - Da Giày Hóa Học - Sinh Học Hoạch Định - Dự án Lao Động Phổ Thông Mỹ Phẩm - Thời Trang Ngân hàng Dịch Vụ Kỹ Thuật Ứng Dụng Nông Lâm Ngư nghiệp Quan Hệ Đối Ngoại Thể dục - Thể thao Thực phẩm - Đồ uống Vận tải - Lái xe Làm đẹp - Spa Việc Làm Phục Vụ Việc Làm Trái Ngành Việc Làm Telesale Việc Làm Lễ Tân Thống Kê Copywriter Công Nghệ Cao Logistic Tài Chính Trợ Giảng Tiếng Anh Việc Làm Giáo Dục Trắc Địa Nấu Ăn Hàng Hải Bảo Trì Địa Chất Thư Viện Khu chế xuất - khu công nghiệp Startup Tất cả thiết kế Đơn giản Sáng tạo Chuyên nghiệp Trang trọng Màu sắc Cá tính Mềm mại, thanh lịch Công nghệ
Trình duyệt của bạn không hỗ trợ HTML5 video.
I. Công việc của Biên dịch viên và Phiên dịch viên
Phiên dịch viên và Biên dịch viên là những người chuyển đổi thông điệp, thông tin từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích. Phiên dịch viên chủ yếu làm việc bằng ngôn ngữ nói trong khi Biên dịch viên chủ yếu làm việc với ngôn ngữ viết, chuyển ngữ tài liệu hoặc văn bản. Nhiệm vụ của Phiên dịch viên và Biên dịch viên:
Đọc thêm: Nghề biên phiên dịch - Công nghệ liệu có thể thay thế con người?
II. Sự khác biệt giữa Phiên dịch viên và Biên dịch viên
Phiên dịch viên chuyển đổi thông tin dạng nói từ một ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác hoặc giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ ký hiệu. Mục tiêu của Phiên dịch viên là để mọi người nghe hiểu. Kỹ năng Nghe và Nói là quan trọng nhất với một Phiên dịch viên. Yêu cầu với vị trí Phiên dịch viên không chỉ giới hạn ở khả năng sử dụng thành thạo cả ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích mà còn liên quan tới vấn đề tính cách, khả năng xử lý tình huống. Hầu hết Phiên dịch viên thường có khả năng giao tiếp tốt, không ngại đám đông, chịu được áp lực và căng thẳng - nhất là khi dịch hội nghị lớn, dịch cabin. Phiên dịch viên cũng cần quyết đoán, khéo léo trong xử lý tình huống, sự tập trung cao độ để không bỏ lỡ thông tin cần phiên dịch hoặc khắc phục khi trót dịch thiếu thông điệp. Môi trường làm việc của Phiên dịch viên là trong các cuộc họp, hội nghị, hội thảo. Đánh giá một cách khách quan thì công việc của một Phiên dịch viên căng thẳng hơn so với Biên dịch viên. Mặc dù vậy, trở thành một Phiên dịch viên cung cấp cho bạn cơ hội học hỏi và hiểu sâu hơn về ngôn ngữ nói, mức thu nhập cao hơn rất nhiều so với Biên dịch viên.
Biên dịch viên còn có thể được gọi ngắn gọn là dịch giả, là những người chuyển đổi tài liệu bằng văn bản từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Mục tiêu của một dịch giả là để mọi người đọc bản dịch như thể đó là tài liệu viết ban đầu. Để làm điều đó, Biên dịch viên phải có khả năng viết tốt, duy trì chính xác cấu trúc, phong cách và nội dung của văn bản gốc trong khi vẫn đảm bảo tính dễ đọc, dễ hiểu. Dịch giả không chỉ có khả năng đọc ngôn ngữ gốc trôi chảy mà còn phải giỏi cả ngôn ngữ đích. Gần như tất cả các công việc dịch thuật của Biên dịch viên được thực hiện trên máy tính. Bản dịch thường trải qua nhiều lần chỉnh sửa trước khi trở thành bản cuối cùng, trong khi với Phiên dịch viên thì bạn gần như không có cơ hội sửa lại bài dịch nói vì mọi thứ diễn ra ngay trong thời gian thực. Công việc Biên dịch viên thường được đánh giá là "nhàn" hơn ít nhiều so với nghề phiên dịch và dĩ nhiên điều này cũng có nghĩa là thu nhập của bạn sẽ ít hơn. Ngoài ra, bạn có thể làm việc hoàn toàn trong môi trường văn phòng, ít phải giao tiếp trực tiếp với những người xung quanh. Do vậy, những ai yêu thích công việc này có thể cân nhắc tạo CV xin việc biên dịch viên để ứng tuyển hiệu quả.
Biên dịch và phiên dịch có gì khác biệt?