Kế hoạch hoạt Ä‘á»™ng dá»± án Steam của khối mẫu giáo bé

GIÁO DỤC STEM/STEAM VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Theo chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/05/2017 của Thủ tướng chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nêu rõ Nhiệm vụ của Bộ giáo dục và đào tạo là: “Thúc đẩy triển khai giáo dục về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) trong chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức thí điểm tại một số trường phổ thông ngay từ năm học 2017 – 2018. Nâng cao năng lực nghiên cứu, giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học; tăng cường giáo dục những kỹ năng, kiến thức cơ bản, tư duy sáng tạo, khả năng thích nghi với những yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”

STEM là viết tắt của Khoa học (SCIENCE), Công nghệ (TECHNOLOGY), Kỹ thuật (ENGINEERING) và Toán học (MATH), còn chữ A trong STEAM chính là Nghệ thuật (ART).

Giáo dục STEM/STEAM là một cách tiếp cận liên ngành trong quá trình học, trong đó các khái niệm, học thuật mang tính nguyên tắc được lồng ghép với các bài học trên thế giới thực, ở đó học sinh áp dụng các kiến thức trong khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán vào các bối cảnh cụ thể, giúp kết nối giữa trường học, cộng đồng, nơi làm việc và các tổ chức toàn cầu để từ đó phát triển các năng lực trong lĩnh vực STEM/STEAM, qua đó học sinh được cung cấp tri thức dựa trên trải nghiệm thực tế đồng thời rèn luyện những kỹ năng cần thiết của thế kỷ 21 như tuy duy phản biện, làm việc nhóm, hợp tác, thuyết trình.

Giáo dục STEM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học.

Những kiến thức và kỹ năng vừa nêu phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể áp dụng để thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày.

Trong đó với kỹ năng khoa học, học sinh được trang bị kiến thức về các khái niệm, các nguyên lý, các định luật và các cơ sở lý thuyết của giáo dục khoa học. Mục tiêu quan trọng nhất là thông qua giáo dục khoa học, học sinh có khả năng liên kết các kiến thức này để thực hành và có tư duy để sử dụng kiến thức vào thực tiễn để giải quyết các vấn đề trong thực tế.

Với kỹ năng công nghệ, học sinh có khả năng sử dụng, quản lý, hiểu biết, và truy cập được công nghệ, từ những vật dụng đơn giản như cái bút, chiếc quạt đến những hệ thống phức tạp như mạng Internet, máy móc.

Về kỹ năng kỹ thuật, học sinh được trang bị kỹ năng sản xuất ra đối tượng và hiểu được quy trình để làm ra nó. Vấn đề này đòi hỏi học sinh phải có khả năng tổng hợp và kết hợp để biết cách làm thế nào để cân bằng các yếu tố liên quan (như khoa học, nghệ thuật, công nghệ, kỹ thuật) để có được một giải pháp tốt nhất trong thiết kế và xây dựng quy trình. Ngoài ra học sinh còn có khả năng nhìn nhận ra nhu cầu và phản ứng của xã hội trong những vấn đề liên quan đến kỹ thuật.

Và cuối cùng, kỹ năng toán học là khả năng nhìn nhận và nắm bắt được vai trò của toán học trong mọi khía cạnh tồn tại trên thế giới. Học sinh có kỹ năng toán học sẽ có khả năng thể hiện các ý tưởng một cách chính xác, có khả năng áp dụng các khái niệm và kỹ năng toán học vào cuộc sống hằng ngày.

Giáo dục STEM vận dụng phương pháp học tập chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, các phương pháp giáo dục tiến bộ, linh hoạt nhất như Học qua dự án – chủ đề, Học qua trò chơi và đặc biệt phương pháp Học qua thực hành luôn được áp dụng triệt để cho các môn học tích hợp STEM.

Tại sao dạy học theo định hướng stem/steam trong giai đoạn hội nhập hiện nay là xu thế tất yếu?

Tổ chức uy tín trong lĩnh vực giáo dục khoa học trên thế giới là Hiệp hội các giáo viên dạy khoa học quốc gia Mỹ (National Science Teachers Association – NSTA) được thành lập năm 1944 đã đề xuất ra khái niệm giáo dục STEM (STEM education) với cách định nghĩa ban đầu như sau:

“Giáo dục STEM là cách tiếp cận liên ngành trong quá trình học, trong đó các khái niệm học thuật mang tính nguyên tắc được lồng ghép với các bài học trong thế giới thực, ở đó các học sinh áp dụng các kiến thức trong khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán vào trong các bối cảnh cụ thể giúp kết nối giữa trường học, cộng đồng, nơi làm việc và các tổ chức toàn cầu, để từ đó phát triển các năng lực trong lĩnh vực STEM và cùng với đó có thể cạnh tranh trong nền kinh kế mới”

Từ đó tác giả Nguyễn Thành Hải, Nghiên cứu sinh tiến sỹ ngành Giáo dục Khoa học, Viện Nghiên cứu Giáo dục STEM của Đại học Missouri (Mỹ) đã có bài viết rút ra 3 đặc điểm quan trọng khi nói về giáo dục STEM.

Thứ nhất đó là cách tiếp cận “liên ngành” khác với “đa ngành”. Mặc dù cũng là có nhiều ngành, nhiều lĩnh vực nhưng “liên ngành” thể hiện sự kết nối và bổ trợ lẫn nhau trong các ngành. Do vậy, nếu một chương trình học, một trường học chỉ có nhiều môn, nhiều giáo viên dạy các ngành khác nhau mà không có sự kết nối và bổ trợ lẫn nhau thì chưa được gọi là giáo dục STEM.

Thứ hai là sự lồng ghép với các bài học trong thế giới thực, thể hiện tính thực tiễn và tính ứng dụng kiến thức trong việc giải quyết các vấn đề thực tế. Ở đây, không còn rào cản của việc học kiến thức lý thuyết với ứng dụng. Do vậy, các chương trình giáo dục STEM nhất thiết phải hướng đến các hoạt động thực hành và vận dụng kiến thức để tạo ra sản phẩm hoặc giải quyết các vấn đề của thực tế cuộc sống.

Thứ ba là sự kết nối từ trường học, cộng đồng đến các tổ chức toàn cầu; đó là kỷ nguyên của thế giới phẳng, cách mạng công nghiệp 4.0 nơi mà tự động hóa và điều khiển từ xa thông qua các thiết bị điện tử di động lên ngôi, thông qua đường truyền Internet. Do vậy, quá trình giáo dục STEM không chỉ hướng đến vấn đề cụ thể của địa phương mà phải đặt trong mối liên hệ với bối cảnh kinh tế toàn cầu và các xu hướng chung của thế giới, ví dụ như biến đổi khí hậu, năng lượng tái tạo,…

Lợi ích của STEM/STEAM mang lại cho giáo dục mầm non như thế nào?

Trẻ mầm non không học lý thuyết hàn lâm, qua những lời nói suông, giảng giải mà chúng học qua chính những trải nghiệm – thực làm, thực học. Đặc điểm tư duy của trẻ mầm non là tư duy trực quan. Vì thế khi cho trẻ quan sát và thực hiện một thí nghiệm khoa học, sẽ tập trung vào việc đặt câu hỏi để trẻ tự nói ra những thay đổi, những hiện tượng mà trẻ nhìn thấy và nghe thấy. Không giải thích dài dòng về nguyên lý khoa học, mà tập trung vào giúp trẻ phát hiện những thay đổi, những diễn biến của hiện tượng. Với các nguyên lý khoa học phức tạp trẻ sẽ tiếp tục được tiếp cận ở các cấp học cao hơn.

Trong giáo dục STEAM, khi đặt các câu hỏi cho trẻ sẽ sử dụng những câu hỏi ở dạng “mở”, những câu hỏi giúp trẻ huy động vốn kinh nghiệm, hiểu biết, như: Con gì đây? Con biết gì về quả cam? Con có thể kể cho cô nghe con đã xếp ngôi nhà này như thế nào không?…hay các câu hỏi kích thích trẻ tìm hiểu, thử nghiệm, như: Tại sao con không thử làm xem?…hoặc khuyến khích trẻ suy luận, phán đoán, như: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta cho 1 ít giấm vào cốc bột nở này nhỉ?…hay khơi gợi trí tưởng tượng cho trẻ kiểu: con có thấy đĩa kẹo bây giờ giống với thứ gì đó mà con đã biết không?

Trẻ mầm non không học kiến thức hàn lầm, vĩ mô mà trẻ học về tất cả những gì diễn ra xung quanh, ngay trong chính cuộc sống thực. Trẻ học không chỉ để ghi nhớ và trả bài, mà trẻ học nhanh nhất khi điều đó được ứng dụng vào chính cuộc sống hàng ngày. Vì thế, mỗi kiến thức hay kỹ năng sẽ trở nên có nghĩa với trẻ khi bài học đó gắn với việc tạo ra một sản phẩm cụ thể như: Chiếc đèn phát sáng, ô tô phản lực, chong chóng quay, tòa tháp giấy…, để mỗi nguyên lý khoa học trở nên cụ thể, được trẻ ứng dụng trực tiếp, sáng tạo ra một món đồ dùng đồ chơi yêu thích, từ đó sẽ tác động mạnh mẽ đến hứng thú và sự say mê tìm tòi của trẻ.

Hoạt động đóng vai trong giai đoạn này đối với trẻ mầm non vô cùng quan trong. Trẻ thích là người lớn, nhưng vốn kinh nghiệm sống chưa đủ để trẻ “làm người lớn” thật sự. Như vậy thì người lớn có thể cho trẻ tham gia vào các hoạt động STEAM dưới dạng các trò chơi đóng vai và thông qua đó trẻ cũng sẽ nhập vào những vai mà bản thân trẻ thích, trẻ muốn bản thân được như vậy (Đóng vai nhà khoa học, kỹ sư xây dựng, nhà thám hiểm, …). Giao nhiệm vụ, tạo được hứng thú cho trẻ khám phá sẽ giúp trẻ tiếp nhận kiến thức dễ dàng hơn.

Cách tiếp cận dạy học theo phương pháp STEAM chắc chắn không phải là nhiệm vụ dễ dàng nhưng những lợi ích mà STEAM mang lại cho trẻ nhỏ và trường học thì rất lớn. Trường học sẽ không chỉ là nơi để giảng dạy lý thuyết mà ở nơi đó những đứa trẻ được trải nghiệm những kiến thức thực tiễn vừa lớn khôn, trưởng thành, “chơi thông minh và học vui vẻ”.

Con đường tới STEAM là vô cùng thú vị. Khi quan sát một đứa trẻ khi được trải nghiệm thực làm cùng STEAM sẽ thấy chúng tập trung, say sưa, trí tưởng tượng được sáng tỏ, trí tò mò được thỏa mãn và hơn hết tình yêu, niềm đam mê với khoa học và công nghệ được nảy sinh. Tuy nhiên cũng có thể khó khăn nếu các nhà giáo dục bao gồm cả cha mẹ không thực sự hiểu rõ về STEAM và quan trọng hơn là hiểu về cách học của chính những đứa trẻ ở độ tuổi mầm non để có cách hỗ trợ trẻ tốt nhất. Với những ích lợi của STEAM, một vài đơn vị đang có những bước khai phá tiềm năng của phương pháp giáo dục này tại Việt Nam, hứa hẹn sự nâng cấp và đổi mới trong cách dạy và học của lứa tuổi mầm non.

Sau khi tham gia khóa học STEM/ STEAM, anh/chị sẽ hiểu được:

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ : TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VTE Add: Số 122/12E Tạ Uyên, P.4, Q.11, TP.HCM CN1: 10B Lưu Chí Hiếu, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM CN2: 80 đường GS1, P. Đông Hòa, TX.Dĩ An, Bình Dương Hotline : 0909 145 089 – 0985 34 66 33 (Ms Phương) Email: [email protected] Web: https://tuyensinhtoanquoc.net/

Qua nhiều năm tháng, nó đã hư hỏng ít nhiều, nhưng bạn vẫn thấy rõ mái của cầu lợp ngói lưu ly, thân cần có lan can có thể ngồi hóng mát. Chất liệu gỗ không những tạo nét đẹp cổ kính mà còn giúp người đừng bên trong luôn cảm thấy mát mẻ. Dáng vẻ cổ kính yên bình giữa một vùng làng quê khiến nhiều du khách mê mẩn.

Nhắc đến cầu ở Huếthì Trường Tiền sẽ là cái tên được mọi người nghĩ ngay đến đầu tiên.Cũng là cây cầu lâu đời nhất ở Huế. Không chỉ tồn tại trong tâm trí mỗi người, mà nó còn đi vào thi ca, nhạc, hoạ và cũng có giá trị cao về mặt lịch sử, văn hoá của cố đô. Cầu Trường Tiền nối liền đôi bờ sông Hương, phía nam thuộc địa bàn phường Đông Ba và phía Bắc là phường Phú Hoà.

Năm xưa, nó chỉ là cây cầu làm bằng gỗ đơn thuần. Về sau, từ năm 1899, cầu được xây dựng lại bằng chất liệu thép với chiều dài 402,6m, 6 nhịp dầm, mỗi nhịp 67m.

Xây dựng và hoàn thành vào năm 2018, cho đến nay, cầu gỗ lim trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng. Thu hút du khách và người dân địa phương đến vui chơi mỗi ngày. Nó còn nổi tiếng với biệt danh “cầu 64 tỷ”. Cây cầu bạc tỷ có chiều dài 450m, rộng 4m với chất liệu chính là gỗ lim Nam Phi, toàn bộ không gian sàn 2440m được lát bằng gỗ lim đắt đỏ dày 5cm. Phần lan can làm hoàn toàn bằng đồng nhập khẩu từ Hàn Quốc.

Cầu Phú Xuân hay được dân địa phương gọi là Cầu Mới. Tuy mới nhưng thực chất nó được khởi công và xây dựng vào năm 1970 do hãng Eiffel của Pháp thiết kế và tổ chức thi công.

Đến năm 1972, cầu hoàn thiện với chiều dài 374,65m, rộng 17m, riêng lòng cầu rộng 12m; tải trọng của cầu là 18 tấn. Hai bên cầu có phần đường dành riêng cho người đi bộ. Có lan can để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.

Tuy vậy, do nhu cầu đi lại ngày một lớn nên nó được được tu bổ thêm vào năm 1998, năm 2009. Lần tu bổ gần đây nhất là vào năm 2019, do thiết kế cũ, cầu khá nhỏ và hẹp. Trong khi lượng xe cộ đi lại tăng mạnh, nên nó được nới rộng ra.

Lúc mới xây xong (1971), nó được đặt tên theo con sông mà nó bắc ngang qua, cầu Sông Hương. Sau năm 1975, chính quyền mới đổi tên thành cầu Phú Xuân.

Sau khi mở rộng chiều ngang, cây cầu trở nên thông thoáng. Là địa điểm quen thuộc mỗi khi muốn dừng chân để chụp ảnh bình minh và hoàng hôn. Không gian rộng thoáng 2 bên, lại nằm chính giữa sông, nên rất dễ cho bạn phóng tầm mắt để nhìn ngắm cảnh vật 2 bên bờ.

Cầu Dã Viên là cây cầu dài nhất hiện nay ở Huế. Nối dài từ đường Lê Duẩn (Quốc lộ 1A) phía bắc thành phố, sang đường Bùi Thị Xuân. Và kết nối với hệ thống các trục đường quy hoạch khu vực phía Nam thành phố Huế.

Cây cầu này chỉ mới được xây dựng lại vào năm 2010. Trước đó, người dân địa phương đi lại bằng cây cầu tên gọi là Bạch Hổ.

Theo đó, vào năm 1908, để nối tuyến tàu hỏa Bắc – Nam, cây cầu bằng sắt bắc qua sông Hương được xây dựng xong và đi vào hoạt động, tên là cầu Dã Viên, vì phần giữa của đoạn đường sắt ở đây đã được xây dựng ngay trên mặt đất của cồn Dã Viên. Nhưng, vì đầu phía bắc của cầu này ngay cạnh bên cầu Bạch Hổ cũ (nay gọi là cầu Kim Long), cho nên người dân Huế theo thói quen mà gọi thành cầu Bạch Hổ.

Năm 2010, cây được xây mới với mức kinh phí 730 tỷ đồng. Đây là một công trình hoành tráng, có ý nghĩa quan trọng trước sự trở mình và phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nơi đây không chỉ giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông cho hai cầu Phú Xuân và Trường Tiền, cầu Dã Viên còn là điểm thưởng ngoại sông Hương cho người dân và du khách thập phương. Từ cầu mọi người có thể tiếp tục đi bộ xuống công viên Bùi Thị Xuân để thưởng ngoạn, tập thể dục và tham gia nhiều hoạt động vui chơi khác như chèo sup sông Hương.

Cầu Đập Đá được xây dựng từ năm 1917 dưới thời Pháp thuộc.

Vào thời điểm ấy, Đập Đá đóng vai trò khá quan trọng. Lúc bây giờ, mọi người muốn di chuyển nhanh từ khu vực Vỹ Dạ vào thành phố Huế phải đi qua cây cầu này. Ngoài ra, nó còn ngăn xâm nhập mặn vào sông Hương lúc mùa hè, ngăn nước từ thượng nguồn sông Hương đổ về trong mùa mưa để hạn chế lũ lụt.

Mặc dù hiện nay chức năng ngăn mặn không con do tỉnh Thừa Thiên Huế hoàn thành công trình đập thủy lợi Thảo Long ở hạ lưu sông Hương. Nhưng nó vẫn mang nhiều ý nghĩa trong lòng mỗi người dân của vùng cố đô.

Năm 2015, cầu Đập Đá được đầu tư, mở rộng và lắp cống ngầm nhằm cải thiện môi trường và chất lượng nước. Nó vẫn có nhiệm vụ cao cả khi bổ sung nguồn nước tưới nông nghiệp cho sông Như Ý, tăng cường thoát lũ cho hệ thống sông vùng nam sông Hương.

Bạn biết đấy, các cây cầu ở Huế không to lớn nhưng chúng đều đóng những vai trò quan trọng. Và không phải cây cầu nào cũng bắc qua sông Hương. Cầu Chợ Dinh cũng nằm trong số đó.  Được xây dựng năm 2000, nằm ở phía bắc thành phố Huế. Là cây cầu nối giữa phường Phú Thượng với phường Phú Hậu.

Cầu gồm 9 nhịp, dài gần 400 m và rộng 14 m. Điểm độc đáo của cây cầu này là “con đường bích họa” ở dưới chân cầu. Với nhiều chủ đề đặc trưng của xứ Huế như: Tháp Chàm Phú Diên, biển Thuận An, cầu ngói Thanh Toàn, chùa Thiên Mụ…

Từ năm 2020 đến nay, chân cầu Chợ Dinh trở thành địa điểm thu hút nhiều bạn trẻ ghé lại để check in.

Cây cầu được nhắc đến cuối cùng trong bài viết này khác biệt hoàn toàn. Nó không được xây dựng để phục vụ người dân đi từ bờ này sang bờ kia. Mà nó là địa điểm check-in, vui chơi và ngắm cảnh cho người dân và du khách ở khu vực bờ Bắc của sông Hương.

Ngay từ tên gọi, bạn có thể hình dùng ra hình dáng của cầu. Đúng vậy, với thiết kế hình bán nguyệt độc đáo, không có bất kỳ lan can nào. Vì chẳng có xe cộ nào qua lại, nên nơi đây được rất nhiều người đến chơi và chụp ảnh.

Từ cây cầu này du khách có thể ngắm khung cảnh lãng mạn của sông Hương. Đặc biệt vào thời khắc hoàng hôn. Không khó để chụp lại khoảnh khắc tuyệt đẹp ấy từ vị trí cầu.

Mọi người có thể tìm thấy vẻ đẹp bình dị mà rất nên thơ ngay cả trong các cây cầu ở Huế. Không tráng lệ, to lớn như nhiều cây cầu ở Đà Nẵng, TP HCM, cầu Huế mang nét rất riêng xứ Thần Kinh, mà chi khi đến đây, dừng chân và ngắm nhìn chúng, bạn mới thấu hết cái vẻ rất riêng ấy.