Trồng nho sạch, cho thu nhập cao ở Ninh Thuận.

ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH TỈNH NINH THUẬN

Địa chỉ: số 285A, đường 21 tháng 8, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh ThuậnĐiện thoại : 0259.3823393 - Fax: 0259.3831177 Email: [email protected]

Giấy phép xuất bản số: 85 GP/TTĐT cấp ngày 05 tháng 6 năm 2023Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Minh Thái - Giám đốc, Tổng Biên tập

Giai đoạn 2020-2025, Ninh Thuận đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt từ 3-4%/năm; trong đó, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt từ 30-40%/năm.

Để tạo sự đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm, tỉnh Ninh Thuận đang tập trung xây dựng, chuyển giao và nhân rộng nhiều mô hình ứng dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào sản xuất, chế biến và kinh doanh nông sản nhằm tạo ra hàng hóa chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu.

Hiện nay, nhiều cơ sở, hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn đang tích cực đầu tư ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào trồng các loại cây như: nho, táo, hành, tỏi, măng tây, nha đam, dưa lưới, dưa lê, hoa lan, bưởi da xanh, chuối, chanh không hạt...

Sản xuất theo công nghệ canh tác thủy canh, khí canh, trồng trên giá thể trong nhà màng, bao lưới, tưới tiết kiệm tự động kết hợp quy trình chăm sóc tối ưu để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.

Tại vùng trồng táo ở thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, ông Tô Công Tưởng đã mạnh dạn đầu tư 17 triệu đồng mua lưới bao phủ toàn bộ vườn táo rộng 1,2 sào (1.200m2). Nhờ bao lưới vườn táo, ông không còn phải vất vả xịt thuốc bảo vệ thực vật để ngăn ruồi vàng.

[TP.HCM: Xây dựng chiến lược dài hạn cho nông nghiệp công nghệ cao]

Trước kia không bao lưới ngăn ruồi vàng thì bình quân một sào táo cho 4 tấn thì chỉ hái được 1,5 đến 2 tấn quả, tỷ lệ quả hỏng phải bỏ đi rất nhiều. Giờ bao lưới thì thu trọn cả 4 tấn, quả hái đến đâu thương lái đến thu mua đến đó - ông Tưởng chia sẻ.

Nhiều nông hộ, trang trại đang đẩy mạnh áp dụng mô hình bao lưới cho vườn táo. Phương pháp này có nhiều ưu điểm như ngăn được ruồi vàng, che bớt sương muối, gió bấc làm thui lá, gãy cành, mưa gió gây rụng quả, cản bớt ánh sáng mặt trời chiếu vào quả táo, bảo vệ quả bớt bị rám vỏ và sậm màu. Từ đó, giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Đến nay, toàn tỉnh có khoảng 830 ha táo áp dụng phương pháp bao lưới, chiếm gần 80% diện tích táo toàn tỉnh.

Là tỉnh vùng duyên hải, tận dụng hệ thống đầm, vịnh, ao đìa đa dạng cộng thêm môi trường biển, nhiệt độ và độ mặn rất thích hợp nuôi một số loại cá biển và nhuyễn thể nên các trung tâm, công ty sản xuất giống tại Ninh Thuận đang đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất nguồn giống các loại cá biển có giá trị kinh tế cao như: mú Trân Châu, bớp, chẽm, chim vây vàng, bè vẩu, mực...

Đồng thời, áp dụng mô hình biển lồng công nghiệp theo công nghệ Na Uy nuôi kết hợp các loài hải sản theo hình thức hữu cơ, sinh thái để nâng cao năng suất gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Điển hình như mô hình nhân giống, nuôi mực trong môi trường biển bán tự nhiên của anh Nguyễn Bá Ngọc ở xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải. Anh Ngọc đã đầu tư 2 lồng nuôi mực hiện đại bằng nhựa HDPE với quy mô gần 2.400m2 nuôi mực bố mẹ để lấy trứng và nuôi mực thương phẩm.

Ưu điểm của mô hình này là diện tích lớn, xung quanh có lưới bao, phần đáy là đáy biển nên mực vẫn tìm được nguồn thức ăn tự nhiên. Trung bình 1 lồng nuôi biển với diện tích 1.000m2 thả khoảng 10.000 con mực giống. Sau 5-6 tháng nuôi cho thu hoạch bình quân khoảng 7 tấn mực, đem lại lợi nhuận từ 400-500 triệu đồng/vụ, nuôi được 2 vụ/năm.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Ninh Thuận, tỉnh đã áp dụng nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút, hỗ trợ các cơ sở, doanh nghiệp, hợp tác xã đẩy mạnh hoạt động ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.

Tính đến nay, toàn tỉnh đã thu hút đầu tư 31 dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đi vào hoạt động gồm 18 dự án trồng trọt, 3 dự án chăn nuôi, 8 dự án thủy sản, 2 dự án chế biến nông sản.

Các địa phương đã nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ với diện tích hơn 4.900ha, áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước gần 14.300ha. Ngoài ra, tỉnh hiện có diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt 260ha.

Ông Lê Huyền, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và chuyển đổi số trong nông nghiệp là xu hướng chủ đạo và tất yếu trong xu thế hội nhập.

Trong giai đoạn 2020-2025, tỉnh đã xác định phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến, xuất khẩu là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để tạo sự đột phá đưa nông nghiệp công nghệ cao trở thành mũi nhọn trong phát triển kinh tế của địa phương.

Ninh Thuận đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng giá trị ngành nông nghiệp đạt từ 3-4%/năm; trong đó, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt từ 30-40%/năm.

Đến năm 2025, tỉnh sẽ có từ 3-5 vùng nông nghiệp công nghệ cao với diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt 1.000 ha, giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt 700 triệu đồng/ha.

Đến năm 2025, tỉnh phấn đấu có khoảng 30 dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hoạt động hiệu quả; trong đó, mỗi huyện có từ 4-6 dự án, ưu tiên lựa chọn phát triển sản phẩm đặc thù có tiềm năng xuất khẩu.

Sản lượng sản xuất tôm giống đạt trên 50 tỷ con, chủ động sản xuất khoảng 30% tôm thẻ chân trắng bố mẹ và 40% tôm sú bố mẹ; 100% cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản và được giám sát an toàn dịch bệnh.

Để thực hiện mục tiêu đề ra, Ninh Thuận đang tập trung huy động nguồn lực triển khai thực hiện 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp; trong đó, tập trung tuyên truyền về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; xây dựng các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đồng thời, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật các vùng sản xuất, khu nông nghiệp công nghệ cao; tăng cường nghiên cứu, lựa chọn giống và các quy trình, công nghệ sản xuất - Phó Chủ tịch Lê Huyền nhấn mạnh.

Cụ thể, Ninh Thuận tăng cường hợp tác với các Viện nghiên cứu, Ban quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh triển khai chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp, phối hợp phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hỗ trợ, tư vấn, chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học; hợp tác phát triển du lịch trải nghiệm; quảng bá nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp sinh thái; hỗ trợ ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Bên cạnh đó, Ninh Thuận cũng tăng cường huy động nguồn lực triển khai chương trình khuyến công, khuyến nông hỗ trợ máy móc, trang thiết bị cho cơ sở sản xuất phát triển ngành nghề chế biến, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Các đơn vị chức năng tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ địa phương xây dựng, đăng ký, bảo hộ và phát triển nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu OCOP liên quan đến sản phẩm thế mạnh, đặc thù của địa phương.

Đồng thời, tỉnh cũng tích cực hỗ trợ xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm vào kênh phân phối hiện đại, siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử; chú trọng hợp tác phát triển du lịch trải nghiệm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp sinh thái; đẩy nhanh Chuyển đổi Số đối với hoạt động phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao./.

Tham gia chuỗi liên kết mang lại “lợi ích kép".Người nông dân được tiêu thụ sản phẩm với giá cả ổn định; các hợp tác xã, doanh nghiệp cũng chủ động được nguồn cung.

Liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất để tăng năng suất, chất lượng nông sản

Nói đến Ninh Thuận, ai cũng nghĩ ngay đến vùng đất đầy vất vả vì khô, vì nóng, vì gió nhiều. Thế nhưng khí hậu nhiệt đới khô hạn đặc trưng lại là lợi thế cho phát triển nông nghiệp, nhất là các sản phẩm nông nghiệp đặc thù.

Theo Vietnam+, tỉnh Ninh Thuận đang tập trung đẩy mạnh phát triển các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất để tăng năng suất, chất lượng cây trồng vật nuôi, tăng giá trị sản phẩm. Đây được xem là một trong các giải pháp tối ưu để giúp các hộ nông dân ổn định sản xuất, phát triển nông nghiệp một cách bền vững.

Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với ứng phó biến đổi khí hậu, nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với thổ nhưỡng được các địa phương ưu tiên mở rộng. Từ đó, tỉnh đã hình thành nhiều vùng chuyên canh, cánh đồng lớn, chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ giữa doanh nghiệp với hợp tác xã, tổ hợp tác với hộ kinh doanh các sản phẩm nông-lâm-thủy sản cung ứng cho thị trường.

Thông tin trên Nông nghiệp Việt Nam, trong mô hình liên kết, nhờ áp dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật vào cánh đồng lớn như gieo sạ tập trung, sử dụng cùng giống, cùng quy trình thâm canh nên cây lúa ở Ninh Thuận sinh trưởng phát triển tốt, năng suất lúa bình quân ước đạt 71 tạ/ha/vụ, cao hơn so với sản xuất đại trà từ 7 - 12%, được doanh nghiệp tham gia liên kết thu mua với giá cao hơn giá thị trường tại cùng thời điểm từ 50 - 100 đồng/kg, giảm được chi phí sản xuất từ 7 - 12%, hiệu quả tăng từ 20 - 30% so với sản xuất đại trà.

Riêng với mô hình liên kết chuỗi giá trị lúa giống, trong mô hình cánh đồng lớn sản xuất lúa giống cho năng suất bình quân ước đạt 80 tạ/ha, được doanh nghiệp tham gia liên kết thu mua với giá cao hơn giá thị trường tại cùng thời điểm từ 500 - 700 đồng/kg, giúp tăng giá trị trên 1 đơn vị diện tích canh tác thêm 50 - 60% so với sản xuất truyền thống.

Đối với cây bắp (ngô), nhờ áp dụng quy trình sản xuất giống, cơ giới hóa vào khâu làm đất, ứng dụng tốt và đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật vào cánh đồng lớn nên cây bắp sinh trưởng phát triển tốt, năng suất bình quân ước đạt 78 tạ/ha/vụ. Sản phẩm bắp giống được các doanh nghiệp thu mua với giá 8.500 đồng/kg bắp tươi (nguyên cùi). Sau khi trừ chi phí sản xuất, lợi nhuận bình quân đạt 35 - 41 triệu đồng/ha/vụ, cao hơn so với sản xuất bắp đại trà khoảng 18 - 20 triệu đồng/ha.

Mô hình cánh đồng lớn sản xuất măng tây xanh năng suất bình quân 73 - 80 tạ/ha, sản phẩm được doanh nghiệp thu mua với giá 50.000đ/kg. Mối liên kết này đã giúp nông dân có thu nhập ổn định với mức cao.

Doanh nghiệp thu mua nha đam từ mô hình liên kết sản xuất với nông dân Tp. Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. (Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN)

Đặc sản của Ninh Thuận là nho trong mô hình liên kết sản xuất cho năng suất bình quân đạt 18 - 20 tấn/ha, cao hơn so với sản xuất đại trà từ 10 - 15%, được các hợp tác xã, doanh nghiệp liên kết thu mua với giá nho đỏ 25.000 - 30.000đ/kg, nho xanh 50.000 - 55.000 đồng/kg. Mối liên kết này đã giúp các hộ tham gia liên kết có thu nhập ổn định. Chuỗi liên kết chuỗi giá trị cây nha đam, táo cũng có hiệu quả kinh tế không thua kém.

Ông Nguyễn Đình Quang, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất và Thương mại nông sản Thái Thuận-Ninh Thuận (xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn) chia sẻ, bình quân mỗi năm công ty liên kết thu mua từ các hộ dân khoảng 150 tấn táo, nho cung cấp cho thị trường. Cùng đó, công ty chế biến khoảng 15 tấn táo sấy dẻo tách hạt và nguyên hạt, ô mai táo và sản xuất khoảng 3.000 lít sirô táo, giấm táo.

Được sản xuất từ dây chuyền tiên tiến, các sản phẩm chế biến từ quả táo đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng và số lượng giúp sản phẩm của công ty đạt chứng nhận Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) 3 sao cấp tỉnh. Hiện, các sản phẩm chế biến từ quả táo của công ty đã được đưa vào bán tại các siêu thị, chuỗi bán lẻ trên cả nước.

Ngoài hiệu quả kinh tế, các mô hình nói trên còn giúp nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu trong hoạt động sản xuất, tạo bước đột phá trong quá trình thâm canh cây trồng, thay đổi phương thức canh tác cũ bằng phương thức canh tác mới, đem lại năng suất và chất lượng cao hơn.

“Các mô hình nói trên đã giảm thiểu được ô nhiễm môi trường do hạn chế được thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng, tạo nền tảng cho sản xuất nông sản sạch theo hướng bền vững. Ngoài ra, trong năm 2022, Ninh Thuận tiếp tục duy trì 5 chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của năm 2021 với các liên kết chuỗi giá trị chăn nuôi bò, dê, cừu thịt vỗ béo, heo, chuỗi giá trị liên kết chăn nuôi gia cầm; duy trì mô hình liên kết chăn nuôi vịt chạy đồng, chuỗi giá trị heo đen, gà bản địa”, ông Đặng Kim Cương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Thuận trao đổi với báo Nông nghiệp Việt Nam.

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Thuận, đến nay tỉnh đã xây dựng được 31 cánh đồng lớn trồng lúa, nho, măng tây, hành tím, ngô giống… với tổng diện tích trên 4.242ha.

Đồng thời, thực hiện 57 liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị (43 liên kết thông qua hợp tác xã và 14 liên kết do doanh nghiệp liên kết trực tiếp với nông dân) sản xuất lúa, bắp giống, nho, măng tây xanh, nha đam, tỏi, kiệu, ớt, hành tím, chanh không hạt, đậu xanh, điều, mía đường, mỳ với tổng diện tích 14.267ha.

Bên cạnh đó, các địa phương hình thành nhiều mô hình liên kết chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm cừu, dê, bò, heo đen, gà bản địa với cơ sở giết mổ.

Các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất, chế biến tiêu thụ được 15 sản phẩm gắn với Chương trình OCOP trên địa bàn, chuỗi giá trị này được công nhận sản phẩm OCOP đạt từ 3-4 sao.

Qua đánh giá, tham gia vào chuỗi liên kết, người dân không chỉ được tiêu thụ sản phẩm với giá cả ổn định, an toàn mà giá trị thu được của các mô hình liên kết cũng cao hơn từ 15-20% so với sản xuất truyền thống, hạn chế được tình trạng được mùa, mất giá.

Đồng thời, doanh nghiệp cũng chủ động được nguồn nguyên liệu sản phẩm, chất lượng được quản lý. Nhiều cơ sở, doanh nghiệp tham gia liên kết đã đưa sản phẩm vào chuỗi hệ thống siêu thị, hệ thống bán lẻ tại các tỉnh, thành trong cả nước.

Tiếp tục đẩy mạnh liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

Theo Vietnam+, bên cạnh kết quả đạt được, việc xây dựng và phát triển số lượng các chuỗi liên kết trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận hiện cũng gặp không ít khó khăn, đó là tình trạng sản xuất nông nghiệp phần nhiều còn mang tính nhỏ lẻ; việc tuân thủ theo quy trình kỹ thuật đồng nhất hạn chế; tính liên kết giữa người dân và doanh nghiệp chưa chặt chẽ, một bộ phận nông dân chưa thật sự tuân thủ những ràng buộc trách nhiệm với doanh nghiệp, vẫn có tâm lý bán hàng ra ngoài, phá vỡ cam kết khi giá thị trường lên cao.

Ông Đặng Kim Cương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Thuận cho biết, trong bối cảnh hiện nay việc đẩy mạnh liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm để tạo ra những chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn đang là vấn đề cấp thiết để hướng đến nền sản xuất hàng hóa hiện đại mang lại giá trị tăng cao.

Tham gia chuỗi liên kết mang lại “lợi ích kép," người nông dân được tiêu thụ sản phẩm với giá cả ổn định, an toàn, ít rủi ro, được hợp tác xã, doanh nghiệp hỗ trợ đầu tư giống, vật tư nông nghiệp để yên tâm sản xuất. Đồng thời, các hợp tác xã, doanh nghiệp cũng chủ động được nguồn cung sản phẩm, chất lượng được quản lý.

Bên cạnh những lợi ích đó, việc phát triển sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị còn góp phần quan trọng trong việc giải bài toán về chất lượng nông sản, nâng cao được giá trị gia tăng và phát triển nông nghiệp một cách bền vững trước những biến động của thị trường.

Để nâng cao hiệu quả liên kết sản xuất, năm 2023, Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành kế hoạch hỗ trợ phát triển nông nghiệp từ nguồn kinh phí sự nghiệp phân bổ cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với tổng kinh phí thực hiện trên 21 tỷ đồng; trong đó, tập trung cho hoạt động xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu tập trung' cơ giới hóa đồng bộ, nâng cao năng lực chế biến và bảo quản nông sản theo mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu chuẩn chất lượng và mã vùng nguyên liệu; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp hiện đại, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, góp phần chuyển đổi số trong nông nghiệp.

Bên cạnh đó, Ninh Thuận tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của các hình thức tổ chức sản xuất; trong đó ưu tiên hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; thu hút khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy thực hiện bảo hiểm trong nông nghiệp; hỗ trợ lao động trẻ về làm việc tại hợp tác xã.

Theo ông Cương, thời gian tới ngành nông nghiệp tiếp tục phối hợp các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan mở nhiều lớp đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng tổ chức sản xuất cho tổ, nhóm, hợp tác xã, hộ nông dân tham gia vùng sản xuất nguyên liệu, hỗ trợ chứng nhận VietGAP; tiếp tục phát triển chuỗi liên kết sản xuất, đào tạo kiến thức kinh doanh, kỹ năng thị trường, giám sát đảm bảo chất lượng sản phẩm, hỗ trợ cơ sở vật chất kỹ thuật cho đối tác tham gia chuỗi giá trị.

Song song với phát triển chuỗi liên kết sản xuất, Ninh Thuận cũng chú trọng quảng bá xúc tiến thương mại sản phẩm nông nghiệp đặc thù thông qua các sự kiện, hội chợ, hội thảo, kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm để giúp chủ thể giới thiệu sản phẩm OCOP nói riêng, sản phẩm nông nghiệp Ninh Thuận nói chung đến người tiêu dùng. Đồng thời, phát triển các chuỗi cung ứng sản phẩm nông, lâm, thủy sản giữa Ninh Thuận với các tỉnh, thành phố và khai thác sản phẩm thế mạnh của địa phương khác.

Mô hình trồng giống táo bom TN05 chất lượng cao của Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố tại xã Nhơn Sơn (huyện Ninh Sơn, Ninh Thuận). (Ảnh: TTXVN)

Để tạo sự đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm, tỉnh Ninh Thuận đang tập trung xây dựng, chuyển giao và nhân rộng nhiều mô hình ứng dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào sản xuất, chế biến và kinh doanh nông sản nhằm tạo ra hàng hóa chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu.

Hiện nay, nhiều cơ sở, hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn đang tích cực đầu tư ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào trồng các loại cây như: nho, táo, hành, tỏi, măng tây, nha đam, dưa lưới, dưa lê, hoa lan, bưởi da xanh, chuối, chanh không hạt...

Sản xuất theo công nghệ canh tác thủy canh, khí canh, trồng trên giá thể trong nhà màng, bao lưới, tưới tiết kiệm tự động kết hợp quy trình chăm sóc tối ưu để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.

Tại vùng trồng táo ở thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, ông Tô Công Tưởng đã mạnh dạn đầu tư 17 triệu đồng mua lưới bao phủ toàn bộ vườn táo rộng 1,2 sào (1.200m2). Nhờ bao lưới vườn táo, ông không còn phải vất vả xịt thuốc bảo vệ thực vật để ngăn ruồi vàng.

Trước kia không bao lưới ngăn ruồi vàng thì bình quân một sào táo cho 4 tấn thì chỉ hái được 1,5 đến 2 tấn quả, tỷ lệ quả hỏng phải bỏ đi rất nhiều. Giờ bao lưới thì thu trọn cả 4 tấn, quả hái đến đâu thương lái đến thu mua đến đó - ông Tưởng chia sẻ.

Nhiều nông hộ, trang trại đang đẩy mạnh áp dụng mô hình bao lưới cho vườn táo. Phương pháp này có nhiều ưu điểm như ngăn được ruồi vàng, che bớt sương muối, gió bấc làm thui lá, gãy cành, mưa gió gây rụng quả, cản bớt ánh sáng mặt trời chiếu vào quả táo, bảo vệ quả bớt bị rám vỏ và sậm màu. Từ đó, giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Đến nay, toàn tỉnh có khoảng 830 ha táo áp dụng phương pháp bao lưới, chiếm gần 80% diện tích táo toàn tỉnh.

Là tỉnh vùng duyên hải, tận dụng hệ thống đầm, vịnh, ao đìa đa dạng cộng thêm môi trường biển, nhiệt độ và độ mặn rất thích hợp nuôi một số loại cá biển và nhuyễn thể nên các trung tâm, công ty sản xuất giống tại Ninh Thuận đang đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất nguồn giống các loại cá biển có giá trị kinh tế cao như: mú Trân Châu, bớp, chẽm, chim vây vàng, bè vẩu, mực...

Mô hình liên kết vùng trồng cây nha đam với công ty tiêu thụ ở phường Mỹ Bình (thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận). (Ảnh: TTXVN)

Đồng thời, áp dụng mô hình biển lồng công nghiệp theo công nghệ Na Uy nuôi kết hợp các loài hải sản theo hình thức hữu cơ, sinh thái để nâng cao năng suất gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Điển hình như mô hình nhân giống, nuôi mực trong môi trường biển bán tự nhiên của anh Nguyễn Bá Ngọc ở xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải. Anh Ngọc đã đầu tư 2 lồng nuôi mực hiện đại bằng nhựa HDPE với quy mô gần 2.400m2 nuôi mực bố mẹ để lấy trứng và nuôi mực thương phẩm.

Ưu điểm của mô hình này là diện tích lớn, xung quanh có lưới bao, phần đáy là đáy biển nên mực vẫn tìm được nguồn thức ăn tự nhiên. Trung bình 1 lồng nuôi biển với diện tích 1.000m2 thả khoảng 10.000 con mực giống. Sau 5-6 tháng nuôi cho thu hoạch bình quân khoảng 7 tấn mực, đem lại lợi nhuận từ 400-500 triệu đồng/vụ, nuôi được 2 vụ/năm.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Ninh Thuận, tỉnh đã áp dụng nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút, hỗ trợ các cơ sở, doanh nghiệp, hợp tác xã đẩy mạnh hoạt động ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.

Tính đến nay, toàn tỉnh đã thu hút đầu tư 31 dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đi vào hoạt động gồm 18 dự án trồng trọt, 3 dự án chăn nuôi, 8 dự án thủy sản, 2 dự án chế biến nông sản.

Các địa phương đã nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ với diện tích hơn 4.900ha, áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước gần 14.300ha. Ngoài ra, tỉnh hiện có diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt 260ha.

Ông Lê Huyền, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và chuyển đổi số trong nông nghiệp là xu hướng chủ đạo và tất yếu trong xu thế hội nhập.

Mô hình ứng dụng công nghệ sản xuất muối trải bạt trên nền ô kết tinh tại cánh đồng muối Tri Hải (xã Tri Hải, huyện Ninh Hải, Ninh Thuận). (Ảnh: TTXVN)

Trong giai đoạn 2020-2025, tỉnh đã xác định phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến, xuất khẩu là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để tạo sự đột phá đưa nông nghiệp công nghệ cao trở thành mũi nhọn trong phát triển kinh tế của địa phương.

Ninh Thuận đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng giá trị ngành nông nghiệp đạt từ 3-4%/năm; trong đó, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt từ 30-40%/năm.

Đến năm 2025, tỉnh sẽ có từ 3-5 vùng nông nghiệp công nghệ cao với diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt 1.000 ha, giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt 700 triệu đồng/ha.

Đến năm 2025, tỉnh phấn đấu có khoảng 30 dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hoạt động hiệu quả; trong đó, mỗi huyện có từ 4-6 dự án, ưu tiên lựa chọn phát triển sản phẩm đặc thù có tiềm năng xuất khẩu.

Sản lượng sản xuất tôm giống đạt trên 50 tỷ con, chủ động sản xuất khoảng 30% tôm thẻ chân trắng bố mẹ và 40% tôm sú bố mẹ; 100% cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản và được giám sát an toàn dịch bệnh.

Để thực hiện mục tiêu đề ra, Ninh Thuận đang tập trung huy động nguồn lực triển khai thực hiện 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp; trong đó, tập trung tuyên truyền về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; xây dựng các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đồng thời, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật các vùng sản xuất, khu nông nghiệp công nghệ cao; tăng cường nghiên cứu, lựa chọn giống và các quy trình, công nghệ sản xuất - Phó Chủ tịch Lê Huyền nhấn mạnh.

Cụ thể, Ninh Thuận tăng cường hợp tác với các Viện nghiên cứu, Ban quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh triển khai chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp, phối hợp phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hỗ trợ, tư vấn, chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học; hợp tác phát triển du lịch trải nghiệm; quảng bá nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp sinh thái; hỗ trợ ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Bên cạnh đó, Ninh Thuận cũng tăng cường huy động nguồn lực triển khai chương trình khuyến công, khuyến nông hỗ trợ máy móc, trang thiết bị cho cơ sở sản xuất phát triển ngành nghề chế biến, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Các đơn vị chức năng tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ địa phương xây dựng, đăng ký, bảo hộ và phát triển nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu OCOP liên quan đến sản phẩm thế mạnh, đặc thù của địa phương.

Đồng thời, tỉnh cũng tích cực hỗ trợ xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm vào kênh phân phối hiện đại, siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử; chú trọng hợp tác phát triển du lịch trải nghiệm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp sinh thái; đẩy nhanh Chuyển đổi Số đối với hoạt động phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao./.

Nguyễn Thành Nguồn: vietnamplus.vn

Sản xuất, chế biến và kinh doanh nông sản (hạt điều và nông sản khác), các mặt hàng hải sản xuất khẩu, nhập khẩu vật tư thiết bị, hàng hóa tiêu dùng, phương tiện vận tải, nguyên liệu phục vụ sản xuất và kinh doanh, ủy thác và nhận ủy thác dịch vụ xuất nhập khẩu, hợp tác đầu tư và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sản xuất, gia công chế biến hạt điều và các mặt hàng hải sản.

Producing, processing and trading agricultural products (cashew nuts and other agricultural products), seafood products for export, import materials and equipments, consumer goods,, means of transportation, raw materials for production and business, authorize and be authorized in import and export services, investment cooperation and technology transfer in manufacturing, processing cashew nuts and seafood products.