Đã có lỗi xảy ra trong quá trình xem video bài giảng. Vui lòng thử lại sau 17h00phút
Đề giữa học kì 1 môn ngữ văn lớp 8
Tổng hợp bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 8 của nhiều trường THCS có đáp án và lời giải chi tiết giúp học sinh luyện thi hiệu quả.
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Văn lớp 8 năm học 2024 - 2025 có đáp án chi tiết. Đề thi giữa kì 1 lớp 8 môn Văn mới nhất của các trường THCS trên cả nước.
Cập nhật đề thi học kì của các trường trên cả nước tất cả các năm
Đề thi giữa kì 1 lớp 8 môn Văn 2023 - đề 1
Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Quê hương là gì hở mẹ?Mà cô giáo dạy phải yêu.Quê hương là gì hở mẹ?Ai đi xa cũng nhớ nhiều.
Quê hương là chùm khế ngọtCho con trèo hái mỗi ngày.Quê hương là đường đi họcCon về rợp bướm vàng bay.
Quê hương là con diều biếcTuổi thơ con thả trên đồng.Quê hương là con đò nhỏÊm đềm khua nước ven sông.
Quê hương là cầu tre nhỏMẹ về nón lá nghiêng cheLà hương hoa đồng cỏ nộiBay trong giấc ngủ đêm hè.
Quê hương là vòng tay ấmCon nằm ngủ giữa mưa đêm.Quê hương là đêm trăng tỏHoa cau rụng trắng ngoài thềm.Quê hương là vàng hoa bíLà hồng tím giậu mồng tơiLà đỏ đôi bờ dâm bụtMàu hoa sen trắng tinh khôi.
Quê hương mỗi người chỉ mộtNhư là chỉ một mẹ thôiQuê hương nếu ai không nhớ…
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu từ 1 đến 8:
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên?
Câu 3: Cụm từ được nhắc đến nhiều nhất trong bài thơ là:
Câu 4: Tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình thể hiện trong bài thơ là tình cảm gì?
A. Nỗi nhớ về tuổi thơ, sự hoài niệm về tuổi thơ
Câu 5: Việc nhắc lại 2 lần câu hỏi tu từ “Quê hương là gì hả mẹ”? có tác dụng gì?
A. Nhấn mạnh sự da diết tình cảm lưu luyến của nhân vật trũ tình
B. Thể hiện sự nặng lòng của nhân vật trữ tình đối với quê hương
C. Thể hiện sự thắc mắc của em bé với nhân vật trữ tình.
D. Ca ngợi vẻ đẹp quê hương của nhân vật trữ tình.
Câu 6: Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ: “Quê hương là con diều biếc”?
A. Nhắc nhớ những kỷ niệm gần gũi bình dị về quê hương của mỗi người
B. Thấy được sự êm đềm của quê hương đối với tuổi thơ của mỗi người
C. Gợi tả không gian nghệ thuật tuyệt đẹp về tuổi thơ gắn liền với quê hương
D. Gợi hình ảnh cánh diều biếc trao nghiêng trên bầu trời tuổi thơ của nhân vật trữ tình
Câu 7: Ba câu thơ cuối tác giả muốn nhắn nhủ người đọc điều gì?
Yêu mến trân trọng những giá trị về cuộc sống
Mỗi chúng ta phải biết yêu thương, trân trọng những điều xung quanh mình
Tình yêu quê hương bắt đầu từ những điều giản dị nhất.
Mỗi chúng ta hãy luôn sống và làm việc có ích, yêu quê hương xứ sở.của mình
Câu 8: Nét độc đáo của bài thơ được thể hiện
A. qua những từ ngữ, hình ảnh giản dị chứa đựng tình cảm yêu quê hương sâu sắc.
B. qua hình ảnh quê hương đa màu sắc muôn hoa đua nở của tác giả
C. về thể thơ 6 chữ giàu cảm xúc của tác giả khi nói về quê hươmg
D. về tình cảm, cảm xúc của tác giả giành cho quê hương của mình
Câu 9: Qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm tới người đọc thông điệp gì? ( Trình bày từ 1 đến 3 câu văn)
Câu 10: Từ việc đọc hiểu văn bản thơ, là học sinh chúng ta cần thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể nào? ( Trình bày khoảng 3 câu văn)
Viết một bài văn giới thiệu một cuốn sách mà em yêu thích.
Đề thi giữa kì 1 lớp 8 môn Văn 2023 - đề 3
Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc.
a. Đoạn văn trích từ văn bản nào? Do ai sáng tác? Cho biết năm sáng tác của văn bản đó?
b. Đoạn văn nhắc đến nhân vật nào? Kể lại sự việc gì?
c. Tìm những từ tượng thanh, tượng hình trong đoạn văn? Nêu ngắn gọn giá trị của các từ tượng thanh, tượng hình đó?
d. Qua đoạn văn, em cảm nhận được gì về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật được nhắc đến trong đoạn văn trên?
Viết đoạn văn phân tích giá trị của các phép tu từ trong đoạn văn sau:
Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đoạn mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.
Trích '' Trong lòng mẹ '' - Những ngày thơ ấu - Nguyên Hồng
Kể lại một kỉ niệm xúc động của em với người thân.
Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện yêu cầu:
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy.
(Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 1971)
Câu 1 (0,5 điểm): Em hãy cho biết bài thơ thuộc thể thơ nào?
Câu 2 (0,5 điểm): Bài thơ sử dụng luật thơ gì?
Câu 3 (0,5 điểm): Những từ tượng hình có trong bài là
D. le te, lập loè, phất phơ, lóng lánh.
Câu 4 (0,5 điểm): Bố cục của bài thơ được chia như thế nào?
B. Gồm 4 phần: đề, thực, luận, kết.
C. Gồm 4 phần: khai, thừa, chuyển, hợp.
Câu 5 (0,5 điểm): Cách ngắt nhịp của bài thơ?
Câu 6 (0,5 điểm): Tâm trạng của tác giả được thể hiện rõ nhất qua hình ảnh nào?
Câu 7 (0,5 điểm): Hình ảnh làng quê trong bài thơ hiện lên như thế nào?
Câu 8 (0,5 điểm): Đề tài của bài thơ Thu ẩm và Thu điếu có gì giống nhau?
Câu 9 (1,0 điểm): Em hiểu nghĩa của từ “ vầy” trong câu “ mắt lão không vầy cũng đỏ hoe”? nội dung câu thơ biểu đạt điều gì?
Câu 10 (1,0 điểm): Qua bài thơ, em hiểu gì về tình cảm của nhà thơ Nguyễn Khuyến đối với thiên nhiên?
Top 8 đề thi Văn lớp 8 giữa học kì 1 năm 2023 - 2024
Bộ đề thi Văn giữa học kì 1 lớp 8 có đáp án chi tiết
Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn
Đáp án đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức
Câu 9: Giải nghĩa từ “ vầy”: cọ, chà, sự tác động của tay lên mắt.
- Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe: mắt của tác giả Nguyễn Khuyến không có tác động từ bên ngoài (vầy – cọ, chà) nhưng vẫn đỏ lên.
- Đó là ánh mắt u buồn vì sự bất lực trước thời cuộc. Cho thấy được nỗi lòng canh cánh của tác giả đối với vận mệnh của đất nước.
Câu 10: Bài thơ Thu ẩm thể hiện tình yêu quê hương của tác giả Nguyễn Khuyến. HS phân tích một số ý làm rõ nội dung này:
+ Nguyễn Khuyến là một nhà thơ yêu thiên nhiên, làng cảnh, yêu quê nhà; ông đưa vào thơ những hình ảnh quen thuộc, gần gũi nhất của quê hương.
+ Bài thơ Thu ẩm thể hiện nỗi trăn trở của tác giả trước thời cuộc, lo lắng cho vận mệnh của đất nước. Mượn rượu để giải sầu mà sầu lại càng thêm chồng chất.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: Mở bài, thân bài, kết bài.
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: kể lại chuyến đi tham quan khu di tích lịch sử, văn hoá.
c. Triển khai bài văn theo trình tự hợp lí
HS triển khai bài văn theo bố cục mở bài, thân bài, kết bài. Bài viết cần có lối diễn đạt rõ ràng, mạch lạc; ngôn ngữ phong phú, dễ hiểu; nói được cảm xúc và sự tự hào về lịch sử dân tộc và giữ gìn vẻ đẹp của dân tộc, quê hương.
- Giới thiệu lí do, mục đích của chuyến tham quan, bày tỏ khái quát cảm xúc ban đầu.
- Kể được diễn biến chuyến đi: cảnh vật trên đường đi, trình tự chuyến tham quan, những hoạt động chính trong chuyến đi…
- Nêu được ấn tượng về những đặc điểm nổi bật của di tích: phong cảnh, công trình…
- Thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ của bản thân: tự hào, yêu mến, biết ơn…
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn cảm xúc, sinh động, sáng tạo.