Sinh ra trong thời đại phong kiến còn nặng nề tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, Nguyễn Thị Duệ đã vươn lên khẳng định tên tuổi của mình, đấu tranh cho giá trị của người phụ nữ, trở thành bậc kỳ nhân trong lịch sử khoa bảng Việt Nam.
Bà Sính (ngoài cùng bên trái) và người thầy hướng dẫn làm luận án tiến sĩ (ở giữa)
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ ở giai đoạn căng thẳng nhất, bà Sính đảm nhận vai trò trưởng bộ môn Đại số. Bà phải đồng thời dìu dắt, bổ sung kiến thức và hỗ trợ sinh viên trong việc phát triển năng lực và tự mày mò để hoàn thành luận án Tiến sĩ của mình.
Năm 1972, trong khi máy bay B-52 của Mỹ ném bom xuống Hà Nội, bà Sính đang dẫn các sinh viên đi thực tập tại trường phổ thông Phú Xuyên B. Trong những đêm ấy, máy bay gầm rít khủng khiếp mỗi đêm rồi tiếng bom nổ liên tiếp, bà vẫn ngồi làm việc vì chỉ buổi tối mới có thời gian cho nghiên cứu.
Trong suốt 5 năm thực hiện luận án Tiến sĩ (từ 1967-1972), hai thầy trò chỉ giao tiếp với nhau qua 5 lá thư, mỗi lá thư cách nhau ít nhất 8 tháng. Ngoài việc trao đổi kiến thức, GS Grothendieck từng nhấn mạnh với bà Sính rằng "nếu không làm được bài toán khả nghịch thì bỏ đó, không cần làm nữa". Tuy nhiên, bà Sính đã không từ bỏ. Trong bức thư tiếp theo, bà cho hay "đã thành công đảo ngược các vật thể". Ở trong lá thư cuối cùng, bà thông báo rằng dàn bài luận án Tiến sĩ của mình đã hoàn thành.
Người thành lập trường Đại học tư nhân đầu tiên của Việt Nam
Nhận được một lá thư từ GS Bùi Trọng Liễu gửi từ Pháp vào năm 1988, mời 5 nhà khoa học hợp tác thành lập một trường ĐH tư nhân, bà Sính đã nhen nhóm lòng khát khao xây dựng một ngôi trường nhằm khắc phục các hạn chế của các trường ĐH công lập trong bối cảnh thời điểm đó. “Tôi xin mở trường tư thục với hai lý do: giúp giảng viên bớt khổ, có thể sống bằng nghề của mình và thay đổi giáo trình giảng dạy, mang kiến thức du học nước ngoài truyền đạt tới các thế hệ sinh viên”, GS chia sẻ.
Bà đã dũng cảm tự mình đến gặp Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, đề xuất việc mở một trường ĐH mà không cần nguồn tài trợ từ Nhà nước và ông đã đồng ý. Khóa học đầu tiên của ĐH Thăng Long đã thu hút một số lượng sinh viên giỏi, những người chỉ thiếu 1 đến 2 điểm để được vào các trường ĐH danh tiếng như Bách Khoa, Sư phạm,...
Trở thành Thạc sĩ ở Pháp là một việc vô cùng khó khăn nhưng bà đã làm được ở tuổi 26
Năm 1960, bà trở về Việt Nam và chọn làm việc tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Khi đó, số lượng các nhà toán học có bằng Tiến sĩ tại Việt Nam "có thể đếm trên đầu ngón tay". Trường Đại học Sư phạm Hà Nội chỉ có một Tiến sĩ duy nhất là GS Nguyễn Cảnh Toàn.
Là giảng viên, bà Sính nghĩ bắt buộc phải gắn giảng dạy với nghiên cứu. Coi việc học Tiến sĩ chỉ là một phần của quá trình "tập dượt nghiên cứu", bà vẫn phải tiếp tục học hỏi nhiều vì cho rằng kiến thức mà bà tích lũy được trong 6 năm học ngành toán không đủ để hoàn thiện nghiên cứu. Bà đã tự mày mò học hỏi một cách độc lập, đối mặt với "4 không": không có môi trường khoa học, không có người hướng dẫn, không có tài liệu và không có cộng đồng nghiên cứu toán học để trao đổi và thảo luận.
Năm 1967, khi "thiên tài toán học thế kỷ 20" Alexander Grothendieck (người Pháp) đến Việt Nam để dạy học trong 3 tuần, bà Sính đã tìm gặp ông và xin ông hướng dẫn cho mình làm luận án Tiến sĩ và GS Grothendieck đã đồng ý.
GS toán học đầu tiên của Việt Nam trên trang bìa Báo Phụ nữ Việt Nam
Sau khi hoàn thành luận án, bà Sính muốn sang Pháp ngay để bảo vệ. Tuy nhiên, nhiều người phản đối vì lo ngại rằng bà có thể không trở về nữa. Cho đến năm 1975, ý kiến phản đối vẫn còn, cho đến khi bà Hà Thị Quế, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam vào thời điểm đó, đã thuyết phục và giúp bà thực hiện ước nguyện.
Trong tháng 5/1975, bà Sính đến Pháp để bảo vệ luận án Tiến sĩ của mình. Thông thường, các luận án được đánh máy và in thành sách. Người làm luận án thường nhận được sự hỗ trợ từ cơ quan trao học bổng hoặc từ trường đại học mà họ làm việc. Tuy nhiên, bà Sính không nhận được sự hỗ trợ từ bất kỳ tổ chức nào. Nhưng nhờ vào vị thế của GS Grothendieck, luận án viết tay của bà đã được chấp nhận. Đây là luận án Tiến sĩ viết tay duy nhất được bảo vệ tại Pháp và có thể là trên thế giới.
Bà đã dũng cảm tự mình đến gặp Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, đề xuất việc mở một trường ĐH mà không cần nguồn tài trợ từ Nhà nước
Học phí ban đầu chỉ là 10 cân gạo. Nhà trường không thể thu học phí cao hơn vì lo sợ rằng học phí đắt sẽ ngăn cản sinh viên khó khăn tiếp cận với giáo dục. Do đó, trong giai đoạn đầu, trường hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn tài chính từ bà Sính cùng với sự quyên góp từ Pháp.
Năm 1994, khi tiến hành tổng kết mô hình thí điểm của trường ĐH dân lập, ĐH Thăng Long đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá cao về mặt học thuật. Tuy nhiên, về mặt tài chính, mô hình này không thể tồn tại lâu dài nếu chỉ dựa vào tiền quyên góp để trả lương cho giảng viên. Dù vậy, các vấn đề về tài chính có thể được giải quyết dần, là cơ sở cho việc phát triển của các trường ĐH dân lập như hiện nay.
Nữ Giáo sư toán học đầu tiên của Việt Nam
Bà Sính sinh năm 1933 tại làng Cót, Từ Liêm, Hà Nội (hiện là phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy). Sau khi tốt nghiệp bằng Tú tài 1 tại Trường THPT Chu Văn An, bà sang Pháp du học tại Đại học Toulouse.
Trở thành Thạc sĩ ở Pháp là một việc vô cùng khó khăn nhưng bà đã làm được ở tuổi 26. Mặc dù có cơ hội phát triển sự nghiệp ở Pháp, bà vẫn tự nguyện rời bỏ cuộc sống ở phương Tây để quay về quê hương, ngay trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ đang diễn ra khốc liệt.
Bà Hoàng Xuân Sính trong bức ảnh chụp cùng gia đình ở tuổi 90
Do truyền thống của gia đình tri thức, nên các con cháu của bà Sính đều chọn con đường giảng dạy và cống hiến cho sự phát triển của khoa học và giáo dục. Hiện nay, trong gia đình, ngoài bà Sính là GS, con dâu của bà là Trần Thị Ngọc Lan cũng là nữ PGS - TS đầu tiên trong lĩnh vực thanh nhạc, đã để lại nhiều dấu ấn quan trọng cho ngành âm nhạc của đất nước. Mặc dù không có kiến thức chuyên sâu về âm nhạc, nhưng GS Sính luôn đánh giá cao tinh thần tự học và sự nghiên cứu không ngừng của bà Lan.
Người đỗ hai bằng tiến sĩ vào năm 23 tuổi, người là tiến sĩ khoa học đầu tiên của Việt Nam, người là nhà Toán học đầu tiên của Việt Nam có công trình ở tầm quốc tế...
Báo chí đã đăng tải những lời ca ngợi các tiến sĩ "Tây học" đầu tiên này như: “Ông còn trẻ tuổi, những người tài giỏi không phải đợi tuổi mới lộ ra. Ông học trường đại học mấy năm nay đều đứng đầu cả, ông học tập sắc sảo một cách lạ thường; nay bài luận văn Tiến sĩ được đem trình Hội đồng thật là một kết quả mĩ mãn của công phu học tập bấy lâu. Hội đồng phải phục cái tài học rộng, chí khí cao thượng của ông. Bài luận văn của ông là một kiệt tác về luật học, một kiệt tác vừa về luật học vừa về văn học nữa...".
Hay “Hội đồng, sau khi nghe bài luận thuyết của cô, đồng thanh ngợi khen cô và nhận cho cô được lấy bằng tiến sỹ vào ưu hạng. Cô lại còn được khen về phương diện sư phạm nữa. Công chúng đến xem kỳ thi ấy đều tâm phục cái tài khoa học của một cô gái Việt Nam...".
Theo nhiều nhà khoa học, bà Hoàng Thị Nga không chỉ là nữ tiến sĩ “Tây học” đầu tiên mà còn là tiến sĩ ngành khoa học cơ bản đầu tiên của Việt Nam. Bà đỗ tiến sĩ ngành gì?
Đáp án: Trên Tạp chí Khoa học số 97, ra ngày 1.7.1935 có đăng bài báo có tựa đề “Thật là vẻ vang cho đàn bà nước Nam: Cô Hoàng Thị Nga mới đỗ tiến sỹ về khoa học vật lý”. Theo bài báo trên, TS Hoàng Thị Nga quê ở làng Đông Ngạc, tỉnh Hà Đông. Thân phụ của bà là quan tuần phủ Hoàng Huân Trung. Anh em của bà có nhiều người là trí thức “Tây học”, chẳng hạn như ông Hoàng Cơ Nghị, cử nhân khoa vật lý học, giáo sư trường Trung học Bảo hộ; hoặc ông Hoàng Cơ Bình, thời điểm đó (năm 1935) đang học ở bên Pháp về y khoa (ngành bác sĩ). Bà sinh năm 1903, từng học trường con gái (thời đó ở phố Hàng Trống), sau học trường sư phạm (ở phố Hàng Bài). Sau khi tốt nghiệp sư phạm, bà từng dạy học ở Đáp Cầu. Sau khi đỗ tú tài phần thứ nhất bên ta, bà sang Pháp học tú tài phần hai rồi vào học tại Viện Khoa học (Faculté des Sciences) ở Paris. Sau khi đỗ cử nhân về khoa học, bà học tiến sĩ và bảo vệ luận án tiến sĩ vào ngày 19.3.1935. Bài báo viết: “Hội đồng, sau khi nghe bài luận thuyết của cô, đồng thanh ngợi khen cô và nhận cho cô được lấy bằng tiến sỹ vào ưu hạng".
Ông là một luật sư, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu văn học. Năm 1932, khi mới 23 tuổi, ông đỗ liên tiếp hai bằng Tiến sĩ Luật học và Văn học tại Pháp, được khen ngợi là một tài năng hiếm có. Ông là ai?
Đáp án: Năm 1927, sau khi đỗ Tú tài loại ưu, Nguyễn Mạnh Tường sang Pháp du học tại Trường Đại học Montpellier. Năm 1932 Nguyễn Mạnh Tường đỗ hai bằng Tiến sĩ: ngày 28/5/1932 ông bảo vệ xuất sắc luận án Tiến sĩ Luật Khoa: “Cá nhân trong xã hội cổ nước Nam. Tổng luận về luật nhà Lê”. Khó ai tin nổi rằng tháng 7 cùng năm, ông lại bảo vệ luận án tiến sĩ Văn chương “Luận án giá trị Kịch Alfret de Musset”, kèm theo một bản phụ lục rất giá trị “Nước An Nam trong văn học Pháp của Jules Boissière”. Nguyễn Mạnh Tường trở thành một hiện tượng độc nhất vô nhị trong lịch sử khoa cử hai nước Việt – Pháp.
Ai được xem là Tiến sĩ Khoa học toán học đầu tiên của Việt Nam?
Đáp án: Lê Văn Thiêm (1918-1991) là Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học toán học đầu tiên của Việt Nam, một trong số các nhà khoa học tiêu biểu nhất của Việt Nam trong thế kỷ 20. Ông nghiên cứu chủ yếu về lý thuyết các hàm phân hình, diện Riemann và một số vấn đề về toán học ứng dụng. Ông là người Việt Nam đầu tiên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ A ở Đức (1944), rồi luận án tiến sĩ quốc gia về toán ở Pháp (1948), và cũng là người Việt Nam đầu tiên được mời làm giáo sư toán học và cơ học tại Đại học Zurich (Thuỵ Sĩ, 1949).
Nhà toán học Lê Văn Thiêm là người đầu tiên đưa ra lời giải cho một bài toán khó đã tồn tại nhiều năm. Đó là bài toán nào?
A. Bài toán ngược của lý thuyết Nevanlina
Đáp án: Lê Văn Thiêm là người đầu tiên đưa ra lời giải cho một bài toán khó đã tồn tại nhiều năm của "Bài toán ngược của lý thuyết Nevanlina". Công trình của ông không chỉ được quan tâm vì đã chứng minh sự tồn tại nghiệm của bài toán đó, mà còn vì ông đã đưa ra một phương pháp hoàn toàn mới để nghiên cứu vấn đề đặt ra. Trong những công trình khoa học và sách chuyên khảo gần đây trên thế giới, người ta vẫn còn nhắc tới công trình của ông viết cách đây hơn nửa thế kỷ và nhắc đến ông như là một trong những người có công đầu trong việc xây dựng lý thuyết về Toán học.
B. Giả thuyết Goldbach tam nguyên
C. Giả thuyết của Birch và Swinnerton-Dyer
Năm 1934, với luận án chính "Hát đối đáp nam nữ thanh niên ở An Nam" và luận án phụ "Nhập môn nghiên cứu nhà sàn ở Đông Nam Á", Nguyễn Văn Huyên là người Việt Nam đầu tiên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ văn khoa tại trường đại học nào?
A. Đại học Tổng hợp Montpellier
Đáp án: Nguyễn Văn Huyên là người Việt Nam đầu tiên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ văn khoa tại trường đại học Sorbonne. Hai bản luận án này được xếp loại xuất sắc, được in thành sách và xuất bản ở Pháp với sự hoan nghênh của giới chuyên môn Pháp, Đức, Hà Lan...
Buổi chiếu phim đầu tiên ở Việt Nam diễn ra tại đâu? Ai là người Việt đầu tiên được chụp ảnh chân dung?... Bạn có biết những điều này?