Du lịch khách sạn là ngành công nghiệp không khói đem lại nguồn kinh tế rất lớn cho nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Ngành du lịch phát triển kéo theo rất nhiều ngành nghề như ẩm thực, khách sạn, việc làm... Xu hướng du học ngành du lịch khách sạn cũng được nhiều bạn trẻ Việt Nam lựa chọn. Điển hình, đích đến là đất nước Trung Quốc nhận được nhiều sự quan tâm. Du học Trung Quốc ngành du lịch khách sạn sẽ đem lại những điều mới mẻ gì, cánh cửa tương lại có rộng mở không? Cùng Tư vấn du học VNPC tìm hiểu qua bài viết sau đây bạn nhé!
Điều kiện đi du học Trung Quốc ngành Du lịch khách sạn
Du học Trung Quốc ở bất kỳ ngành nghề nào cũng cần những yêu cầu và ngành Du lịch khách sạn. Để trở thành sinh viên ngành Du lịch khách sạn tại Trung Quốc bạn cần đáp ứng các điều kiện dưới đây:
Các trường dạy ngành du lịch khách sạn được nhiều du học sinh Việt Nam theo học ở Trung Quốc
Du lịch khách sạn là một trong những ngành nghề trọng điểm của Trung Quốc. Vậy nên ngành học này luôn được chính phủ Trung Quốc chú trọng đầu tư. Chất lượng đào tạo các trường tại Trung Quốc khá đồng đều.
Bạn có thể tham khảo các trường dưới đây:
Thành lập năm 1897, Đại học Chiết Giang là ngôi trường trọng điểm thành phố Hàng Châu, Chiết Giang. Trường có thế mạnh trong việc đào tạo và giảng dạy các lĩnh vực về Quản trị khách sạn và du lịch.
Sinh viên tốt nghiệp ngôi trường này đều được đánh giá cao, đáp ứng nhu cầu khắt khe của nhà tuyển dụng.
Ngoài ra, trường cũng cung cấp nhiều học bổng giá trị cho du học sinh quốc tế giảm bớt chi phí học tập.
Ngôi trường được thành lập năm 1896 với 31 trường chuyên khoa. Với đội ngũ giảng viên trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và yêu nghề Đại học Sơn Đông đã và đang là ngôi trường mơ ước của nhiều bạn trẻ khi có ý định theo học ngành này.
Trường cũng nằm trong dự án 211 và dự án 985, dự án xây dựng trọng điểm quốc gia Trung Quốc nhằm hỗ trợ và phát triển các trường Đại học chất lượng cao.
Nằm ở thành phố Tô Châu, Đại học Tô Châu là một trong những ngôi trường trọng điểm và cũng là trường thành viên của dự án “công trình 211” của quốc gia.
Đại học Tô Châu gồm 29 điểm đào tạo sau Tiến sĩ, 24 điểm đào tạo Tiến sĩ, 1 điểm bồi dưỡng nhân tài quốc gia, 3 trung tâm dạy học thực nghiệm quốc gia, 3 điểm phục vụ công cộng quốc gia. Với hệ thống chất lượng giáo dục ngày càng được khẳng định, hiện tại số học sinh trong trường là 50.000 trong đó có 14.460 nghiên cứu sinh, 25.733 sinh viên, 1945 lưu học sinh và 5223 cán bộ công nhân viên.
Trường Đại học Trung Sơn là ngôi trường trọng điểm của chính phủ Trung Quốc. Trường có vị trí tại thành phố Quảng Châu có mối quan hệ mật thiết với Việt Nam.
Với truyền thống lịch sử lâu đời, ngôi trường do chính Tôn Trung Sơn, một nhà cách mạng dân chủ của Trung Quốc thành lập năm 1924.
Hệ thống chuyên ngành toàn diện: 29 học viện, 97 chuyên ngành hệ Đại học, 250 chuyên ngành Thạc sĩ và gần 200 chuyên ngành Tiến sĩ, trường Đại học Trung Sơn hiện thu hút 70.000 sinh viên.
Trường Trung Sơn đưa ra mục tiêu quốc tế hóa với sự thiết lập quan hệ giao lưu với hơn 100 trường Đại học, tổ chức giáo dục thế giới. Du học sinh theo học tại trường đã có gần 2.000 của 60 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trên đây là những thông tin về ngành du lịch khách sạn tại Trung Quốc. Nếu bạn đang ấp ủ giấc mơ đi du học Trung Quốc ngành du lịch khách sạn, liên hệ với VNPC để được cung cấp những thông tin mới nhất bạn nhé!
Xem thêm: Học bổng du học singapore
Với việc Trung Quốc dần tháo dỡ các biện pháp phòng chống dịch từ ngày 8-1-2023, hoạt động xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh... sẽ sôi động hơn, doanh nghiệp cắt giảm được nhiều chi phí.
Tháng 7, lần đầu tiên Việt Nam đón hơn 1 triệu khách quốc tế tính từ khi mở cửa du lịch quốc tế vào 15/3/2022. Sau 7 tháng, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 6,6 triệu lượt, đạt khoảng 83% kế hoạch năm. Nhưng các chuyên gia du lịch vẫn thắc mắc, vì sao khách Trung Quốc vẫn chưa tăng như mong muốn?
7 tháng năm 2023, 3 quốc gia có lượng khách đến Việt Nam đông nhất lần lượt là Hàn Quốc (1,9 triệu lượt, chiếm gần 30% lượng khách quốc tế), Trung Quốc xếp ở vị trí thứ 2, đạt 738.000 lượt; Mỹ đứng thứ 3 với 445.000 lượt. Điều đáng nói, trong 3 quốc gia có số lượng khách dẫn đầu, tăng trưởng tháng 7 (so với tháng 6) của Trung Quốc là 14%, cao hơn nhiều so với Mỹ tăng 7%, Hàn Quốc tăng 6%.
Từ 15/3, Trung Quốc đã cho phép các đoàn khách đến Việt Nam du lịch nhưng đến lượng khách đến Việt Nam chỉ bằng khoảng 25% so với thời điểm năm 2019, khi chưa xẩy ra đại dịch Covid-19. Trước dịch, khách Trung Quốc chủ yếu đến Hà Nội và TP Hồ Chí Minh với trung bình 20-30 đoàn mỗi tháng, cao điểm có thể lên đến 50 đoàn. Tuy nhiên, con số này hiện còn khoảng 4-5 đoàn mỗi tháng, chủ yếu là khách hội chợ, khảo sát, thực sự chưa có nhiều đoàn khách du lịch đúng nghĩa.
Trước dịch, trung bình mỗi năm có khoảng 180 triệu lượt khách Trung Quốc đi du lịch nước ngoài, tiêu 200 tỷ USD ở nước ngoài, tất nhiên vì thế quốc gia nào cũng muốn được chia phần cái bánh to đùng này. Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương chỉ ra Trung Quốc dẫn đầu trong các thị trường khách đến các nước Đông Nam Á.
Năm 2019, Trung Quốc là thị trường gửi khách đến nhiều nhất ở các nước như Việt Nam (5,8 triệu lượt), Thái Lan (10,9 triệu), Singapore (3,6 triệu). Đối với Hà Nội năm 2019, du lịch Thủ đô đón được gần 700.000 khách Trung Quốc, trung bình khoảng 58.000 khách mỗi tháng.
Vì sao người Trung Quốc lại chưa xuất ngoại?
Theo chuyên gia Lương Hoài Nam, đầu tiên là do chính sách của Chính phủ Trung Quốc chưa khuyến khích người dân ra nước ngoài du lịch mà chủ yếu tập trung khôi phục, phát triển du lịch nội địa, với tinh thần “tiền Trung Quốc tiêu ở Trung Quốc”. Kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi 3 năm đại dịch nên đa số người dân Trung Quốc chọn đi du lịch nội địa hoặc ở nhà, còn du lịch nước ngoài kinh phí tốn kém hơn thì để sau.
Về tâm lý, nhiều nơi, người dân Trung Quốc vẫn đeo khẩu trang, họ vẫn lo phải xét nghiệm, họ vẫn lo nhiễm bệnh khi đi nước ngoài, vì vậy họ vẫn còn chờ thông tin an toàn mới tính đến việc đi du lịch nước ngoài.
Tiếp đến 11 hãng hàng không Trung Quốc vẫn chưa khôi phục lại các đường bay quốc tế như trước khi đại dịch. Trước dịch, 11 hãng hàng không Trung Quốc khai thác 32 điểm bay từ 14 điểm trên đất Trung Quốc đến 5 TP của Việt Nam gồm Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Phú Quốc và Nha Trang, với tổng tần suất đạt 240 chuyến/chiều/tuần. 3 hãng hàng không Vietnam Airlines, Jetstar Pacific Airlines và Vietjet Air, từ 5 điểm tại Việt Nam đến 48 điểm tại Trung Quốc, với tổng cộng là 421 chuyến/tuần.
Về thủ tục xuất cảnh, rất nhiều người dân Trung Quốc đã hết hạn hộ chiếu, sau gần 3 năm đóng cửa vì Covid-19. Theo báo chí Trung Quốc số liệu hộ chiếu cần gia hạn (và làm mới) lên đến gần 300 triệu nên cần có thời gian. Nhiều người cho rằng đây cũng là “chính sách câu giờ” của Trung Quốc khi “giữ chân công dân” nhằm khôi phục du lịch nội địa.
3 lý do trên của thị trường khách Trung Quốc đang được cải thiện 6 tháng cuối năm 2023, bằng chứng là số khách du lịch Trung Quốc nói chung và đến Việt Nam nói riêng đang có chiều hướng cải thiện đáng kể. Từ tháng 9/2023, Vietnam Airlines đã có kế hoạch đưa tàu thân rộng Airbus A350 và Boeing 787 khai thác trên các đường bay giữa Hà Nội và Bắc Kinh; giữa Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Thượng Hải. Hiện nay, Vietnam Airlines đã khôi phục 9/10 đường bày đến Trung Quốc so với giai đoạn trước dịch.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, khách Trung Quốc vào Việt Nam tháng sau cao hơn tháng trước và đến tháng 5/2023 đã xấp xỉ Singapore và Thailand, số tuyệt đối cũng tăng, vượt mục tiêu Tổng cục Du lịch đặt ra đầu năm. Theo kinh nghiệm của chuyên gia Lương Hoài Nam, 6 tháng cuối năm số lượng du khách Trung Quốc sẽ tăng cao hơn con số 557.151 người trong 6 tháng đầu năm. Các công ty du lịch Việt Nam đều cho rằng năm 2024 chắc chắn những con số này sẽ được cải thiện nhiều hơn nữa.