A. Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Hà Nội, Vinh.
Khái niệm trung tâm du lịch:
Hệ thống phân vị trong phân vùng du lịch hiện nay được phân chia thành điểm du lịch, trung tâm du lịch, tiểu vùng du lịch, á vùng du lịch và vùng du lịch. Từ hệ thống này, thì chúng ta có thể nhận thấy trung tâm du lịch là một bộ phận cấu thành của hệ thống phân vị trong phân vùng du lịch. Là cấp tiếp theo của điểm du lịch, trung tâm du lịch được cấu thành bởi các điểm du lịch. Các điểm du lịch cấu thành trung tâm du lịch có thể là các điểm du lịch cùng loại hoặc cũng có thể là điểm du lịch khác loại. Ví dụ như các điểm du lịch văn hóa và điểm du lịch thiên nhiên hoàn toàn có hình thành nên trung tâm du lịch.
Để hình thành nên một trung tâm du lịch, thì số lượng điểm du lịch cũng phải lớn trong trung tâm du lịch đó. Các điểm du lịch này liên kết với nhau dựa trên cơ sở của sự liên kết trên lãnh thổ, sự liên kết về tổ chức, sự liên kết về kinh tế- kỹ thuật, hiểu đơn giản thì các điểm du lịch này thông thường nằm trong một khu vực địa lý nhất định. Các điểm du lịch liên kết với nhau tạo nên sức hút đối với các du khách đến du lịch.
Nếu như các điểm du lịch là thành phần cấu thành nên trung tâm du lịch thì các trung tâm du lịch cũng chính là các thành tố nhỏ để cấu tạo nên vùng du lịch, hay còn gọi là hạt nhân của vùng du lịch. Các trung tâm du lịch liên kết giúp xây dựng nên bộ khung làm cơ sở, tiền đề hình thành vùng du lịch.
Có khả năng tạo vùng du lịch rất cao:
Trung tâm du lịch là là hạt nhân của vùng du lịch, là cơ sở hình thành nên vùng du lịch. Do đó, khu vực du lịch để trở thành du lịch phải đủ mạnh để khi trở thành trung tâm du lịch có thể gánh vác “trọng trách” trở thành vùng du lịch. Khả năng tạo vùng du lịch phải được đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau và thật tổng quát, như dựa trên các tiêu chí về nguồn tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất, kỹ thuật, yếu tố con người, yếu tố chính trị, yếu tố kinh tế- xã hội,… Mà dựa trên những yếu tố đó thì khu vực du lịch có thể phát triển thành vùng du lịch trong tương lai xa hơn.
Có quy mô nhất định về mặt diện tích:
Bao gồm các điểm du lịch kết hợp với các điểm dân cư và môi trường xung quanh.
Thông thường, các trung tâm du lịch có diện tích tương đương với diện tích của một tỉnh, hoặc thành phố trực thuộc trung ương. Việc xác định tiêu chí về quy mô về mặt diện tích hoàn toàn hợp lý, vì trung tâm du lịch “chứa đựng” những điểm du lịch, mà các điểm du lịch không thể nằm trên cùng một địa điểm nhất định. Do đó, khi các điểm du lịch liên kết với nhau sẽ tạo nên một vùng lãnh thổ “chứa đựng” những điểm du lịch đó gọi là vùng du lịch. Điểm du lịch luôn gắn liền với dân cư và môi trường xung quanh nên vùng lãnh thổ “chứa đựng” điểm du lịch bao gồm các điểm dân cư và môi trường xung quanh. Do vậy, trung tâm du lịch không thể tách rời dân cư và môi trường xung quanh.
Trung tâm du lịch đóng vai trò không thể thiếu trong du lịch ở nước ta hiện nay. Sự phát triển của trung tâm du lịch sẽ kéo theo sự phát triển về kinh tế- xã hội của khu vực đó, làm cơ sở để trở thành vùng du lịch.
Hiện nay, trung tâm du lịch lớn ở Việt Nam đó chính là Hà Nội, Huế, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Các trung tâm du lịch này đều là các trọng điểm về chính trị, kinh tế- văn hóa xã hội, chứa đựng những điều kiện tự nhiên và chứa đựng những yếu tố lịch sử của nước ta, ví dụ như Hà Nội là thủ đô, vừa là kinh đô của Việt Nam qua nhiều thời kì,… hay như Huế chính là mảnh đất cố đô ở nước ta, chứa đựng một chiều dài lịch sử thể hiện qua các công trình kiến trúc, lăng tẩm,…
______________________________________
Các trung tâm du lịch lớn của nước ta là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng.
Các trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia ở nước ta là: Hà Nội, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.
- A, B, D sai vì các thành phố này đều là các trung tâm du lịch lớn, với nhiều di tích lịch sử, văn hóa và các hoạt động giải trí phong phú, thu hút du khách trong và ngoài nước.
- Vai trò: Du lịch ngày càng khẳng định vị thế của mình trong cơ cấu KT cả nước, đem lại nguồn thu nhập, mở rộng giao lưu giữa nước ta với các nước và cải thiện đời sống nhân dân.
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên: phong cảnh, bãi tắm đẹp, khí hậu tốt, các vườn quốc gia…
+ Tài nguyên du lịch nhân văn: công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống…
- Tình hình phát triển: Số lượng khách quốc tế, nội địa, doanh thu du lịch tăng.
- Phương hướng phát triển: Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm du lịch đã làm tăng sức cạnh tranh ngành du lịch nước ta trong khu vực.
Khái niệm: Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo sự hấp dẫn du lịch.
- Địa hình: đồng bằng, đồi núi, bờ biển, hải đảo, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp; có khoảng 125 bãi biển lớn nhỏ dọc bờ biển.
- Khí hậu: sự phân hoá theo vĩ độ, theo mùa, theo độ cao tạo nên sự đa dạng của khí hậu tương đối thuận lợi cho phát triển du lịch.
- Nước: nhiều vùng sông nước trở thành các điểm tham quan du lịch. Nước khoáng thiên nhiên vài trăm nguồn, có sức hút cao đối với du khách.
- Sinh vật: có nhiều giá trị du lịch, đặc biệt là các vườn quốc gia.
Vịnh Hạ Long - Di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận
- Các di tích văn hoá - lịch sử: có khoảng 4 vạn, trong đó hơn 2600 di tích đã được Nhà nước xếp hạng.
- Các lễ hội: diễn ra hầu như khắp trên đất nước và luôn luôn gắn liền với các di tích văn hoá - lịch sử.
- Tiềm năng về văn hoá dân tộc, văn nghệ dân gian và hàng loạt làng nghề truyền thống với những sản phẩm đặc sắc mang tính nghệ thuật cao.
Quần thể Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận
b) Tình hình phát triển và các trung tâm du lịch chủ yếu
BIỂU ĐỒ SỐ LƯỢT KHÁCH VÀ TỔNG THU DU LỊCH CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
- Ngành du lịch nước ta đã hình thành từ những năm 60 của thế kỉ XX. Nhưng chỉ thật sự phát triển nhanh từ đầu thập kỉ 90 đến nay nhờ chính sách Đổi mới của Nhà nước.
- Số lượt khách và doanh thu từ du lịch của nước ta tăng nhanh.
- Các trung tâm du lịch lớn nhất nước ta:
+ Các trung tâm du lịch: Hà Nội (phía Bắc), TP. Hồ Chí Minh (phía Nam), Huế - Đà Nẵng (miền Trung).
+ Các vùng du lịch: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch
Có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất, kĩ thuật tương đối phong phú:
Bên cạnh các yếu tố về điều kiện nguồn tài nguyên du lịch, thì các yếu tố cơ sở vật chất cũng chính là một trong các yếu tố để thu hút khách du lịch và cũng là tiêu chí để đánh giá khu vực trở thành trung tâm du lịch. Khi trung tâm du lịch có các cơ sở vật chất, kỹ thuật lớn và phong phú để đón khách du lịch. Cơ sở vật chất, kỹ thuật ở đây có thể đề cập đến điều kiện giao thông, di chuyển, điều kiện lưu trú…. Ví dụ, hiện nay đối với các loại hình lưu trú du lịch ngày càng phong phú như lưu trú tại các khách sạn, nhà nghỉ, resort, homestay,…
Bên cạnh về sự đa dạng về hình thức thì những các cơ sở vật chất còn đáp ứng về sự tiên tiến về kỹ thuật, công nghệ, tiện ích,… cũng chính là một trong các nhân tố để thu hút khách du lịch. Xét về khía cạnh thực thế, các khu vực có các cơ sở vật chất, kỹ thuật kém phát triển thì khó thu hút được lượng khách du lịch lớn. Do đó, tiêu chí về cơ sở vật chất, kỹ thuật là vô cùng cần thiết. Thông thường hiện nay trung tâm du lịch cần có các cảng quốc tế, để thu hút được cả các du khách quốc tế- những chủ thể là tiềm năng du lịch rất lớn.